Bạn đang truy cập: Trang chủ Đào tạo Các bài giảng

Tràn dịch màng ngoài tim (Pericardial effusion)

Tràn dịch màng ngoài tim là một tình trạng bệnh lý khá thường gặp trên lâm sàng. Bệnh có thể hoàn toàn thầm lặng, không có triệu chứng nhưng cũng có thể nguy kịch đến tính mạng bệnh nhân trong bệnh cảnh ép tim. Biểu hiện lâm sàng tùy thuộc vào số lượng dịch cũng như bản chất của dịch.

   

Thông liên thất chẩn đoán và điều trị (ventricular septal defect (VSD)

Ngoại trừ bệnh van động mạch chủ (ĐMC) chỉ có hai lá van thì thông liên thất (TLT) là bệnh tim bẩm sinh hay gặp nhất, nó chiếm khoảng 25% các bệnh tim bẩm sinh.

Do các triệu chứng lâm sàng đặc hiệu (tiếng thổi tâm thu to ở vùng giữa tim) và các biến chứng sớm của nó nên thông liên thất hay được chẩn đoán sớm từ khi bệnh nhân còn nhỏ. Chẩn đoán TLT từ khi còn trong thai nhi có thể thực hiện được bằng siêu âm tim bởi các bác sĩ có kinh nghiệm.

TLT lỗ nhỏ rất hay gặp và thường dung nạp rất tốt. Do đó nó có thể gặp ở người trưởng thành và có khả năng tự đóng. Tỷ lệ tự đóng lại của các trường hợp TLT lỗ nhỏ ở trẻ em lên đến 75%. Ngược lại TLT lỗ lớn sẽ ảnh hưởng nhanh đến hô hấp và áp lực động mạch phổi (ĐMP) có thể tăng một cách cố định rất sớm từ 6 đến 9 tháng. Đối với các trường hợp sức cản mạch phổi tăng cố định (hội chứng Eisenmenger) bệnh nhân hiếm khi sống được quá tuổi 40. Các biến chứng hay gặp ở nhóm bệnh nhân này là chảy máu ở phổi, viêm nội tâm mạc, áp xe não, rối loạn nhịp thất và các biến chứng của đa hồng cầu. Tiên lượng sẽ rất kém ở các bệnh nhân có các biểu hiện ngất, suy tim xung huyết và ho ra máu.

Người ta nhận thấy ngoài nguyên nhân do mẹ bị cúm trong ba tháng đầu, TLT hay gặp trong các hội chứng bệnh lý, đặc biệt là hội chứng có ba nhiễm sắc thể 21, hội chứng do mẹ nghiện rượu khi mang thai...

   

Hở van hai lá chẩn đoán và thái độ điều trị

Hở van hai lá (HoHL) là bệnh khá thường gặp. HoHL thường chia thành hai loại: HoHL thực tổn (do thấp tim, viêm nội tâm mạc, biến chứng của NMCT...) hoặc HoHL cơ năng…

   
soctim

Sốc tim (cardiogenic shock)

Sốc là tình trạng mất cân bằng giữa dòng tuần hoàn và nhu cầu ôxy của các mô: tình trạng này dẫn tới thiếu ôxy mô, rối loạn chuyển hoá mô và giảm chức năng của các cơ quan. Về triệu chứng lâm sàng: sốc biểu hiện bằng mạch nhanh, huyết áp tụt và kẹt, thiểu niệu hoặc vô niệu, vã mồ hôi, da xanh tái, rối loạn tâm thần có thể gặp.

Sốc tim (cardiogenic shock) chỉ là một trong nhiều loại sốc khác nhau. Các đặc điểm về huyết động của sốc tim cũng như một số loại sốc khác được tóm tắt trong bảng 5-1 dưới đây. Ngày nay mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong việc điều trị NMCT nhưng nếu NMCT mà đã có sốc tim thì tỷ lệ tử vong vẫn còn đặc biệt cao (60-80%).

   

Các loại van tim nhân tạo

Các loại van tim nhân tạo

Các loại van tim nhân tạo được chia thành 2 nhóm lớn: van cơ học và van sinh học. Mỗi loại van lại có độ bền, nguy cơ tạo huyết khối, và đặc điểm huyết động khác nhau.

   

bệnh lý cơ tim phì đại(hypertrophic cardiomyopathy) chẩn đoán và điều trị

Bệnh cơ tim phì đại là bệnh chưa rõ bệnh nguyên gây ra hậu quả làm phì đại cơ tim mà không có sự giãn các buồng tim. Chức năng tâm thu thất trái thường trong giới hạn bình thường nhưng các thành tim co bóp mạnh. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây đột tử ở các bệnh nhân trẻ dưới 35 tuổi.

   
   

SUy hô hấp cấp chiến lược kiểm soát

Mặc dù đã có nhiều bước tiến quan trọng trong chẩn đoán, theo dõi và điều trị; suy hô hấp cấp (SHHC) vẫn là nguyên nhân chủ yếu trực tiếp gây tử vong ở các đơn vị chăm sóc tích cực (ICU). Rất khó đưa ra một con số thống nhất về tỷ lệ suy hô hấp cấp, do còn tồn tại nhiều quan niệm, định nghĩa và phân loại khác nhau, nhưng thường chiếm 10-15% các trường hợp nhập ICU và là biến chứng của 50-75% bệnh nhân nằm ICU trên 7 ngày. Tỷ lệ tử vong do suy hô hấp cấp trong khoảng 6-40%. Khoảng cách dao động rộng này có liên quan đến tính không đồng nhất trong các tập hợp thống kê nghiên cứu của các tác giả khác nhau. Một số nguyên nhân suy hô hấp cấp có thể điều trị dễ dàng, nếu được chẩn đoán và điều trị sớm.

Năm 1854 tác giả Wintrich lần đầu tiên đã mô tả bệnh cảnh lâm sàng của suy hô hấp.

Trước khi có kỹ thuật phân tích khí máu động mạch, vào những năm 1950, suy hô hấp được chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng. Khi đó, quá liều barbiturate và bệnh bại liệt là các nguyên nhân phổ biến của suy hô hấp cấp.

Bắt đàu từ những năm 1960, có nhiều thay đổi trong hiểu biết về trao đổi và cung cấp oxy, đồng thớị sự phát triển nhanh của các kỹ thuật Hồi sức hiện đại như: xét nghiệm phân tích khí máu (bắt đầu trở thành thường quy), kỹ thuật thông khí cơ học với áp lực dương điều khiển bằng mạch vi xử lý (được hoàn thiện), kỹ thuật theo dõi liên tục carbonic trong khí thở ra, đo trực tiếp áp lực động mạch, theo rõi độ bão hoà oxy ở đầu chi liên tục đã trở thành tiêu chuẩn theo dõi đồng nhất trong tất cả các ICU, phòng mổ, phòng thủ thuụât, phòng cấp cứu, và đặc biệt sự ra đời của các đơn vị hồi sức hiện đại (ICU)... đã thực sự tăng cường khả năng điều trị cho các bệnh nhân SHHC nặng.

Bốn thập kỷ qua chúng ta đã chứng kiến sự tiến nhanh của chuyên nghành hồi sức hô hấp. Những tiến bộ này đánh dấu một kỷ nguyên mới, cho phép chẩn đoán và hỗ trợ điều trị có hiệu quả những quá trình bệnh lý liên quan với suy hô hấp cấp như sốc, nhiễm trùng, bỏng, chấn thương. Các tiến bộ này đã cải thiện khả năng sống sót ở các bệnh nhân suy hộ hấp. Tuy nhiên, có một sự thật là ở không ít các trường hợp chúng ta hầu như chỉ làm chậm khả năng tử vong. Điều trị tấn công suy hô hấp có thể đẩy bệnh nhân đến nhiều biến chứng như chấn thương phổi do áp lực, nhiễm trùng huyết, suy thận cấp, viêm phổi bệnh viện, nhiễm trùng cơ hội, suy đa tạng... cho nên, dù tình trạng giảm oxy máu có thể được điều trị nhưng các biến chứng vẫn thúc đẩy tử vong do các căn nguyên thứ phát.

Ngoài ra, sự phức tạp của các kỹ thuật hồi sức cũng làm tăng nguy cơ các biến chứng do thầy thuốc, dẫn đến sụt giảm các ưu điểm của công nghệ điều trị hồi sức hiện đại.

   

Cai thở máy , những tiêu chuẩn và thủ pháp

Cai thở máy , những tiêu chuẩn và thủ pháp

Mục tiêu quan trọng nhất của thở máy là thôi thở máy và phần lớn (70 – 80 %) bệnh nhân (BN) thở máy đều có thể ngưng thở máy khá dễ dàng và nhanh chóng khi không còn cần thiết phải thở máy nữa (sau gây mê, sau ngộ độc thuốc an thần…). Một số BN (20 – 30% còn lại) gặp phải thất bại khi lần đầu thử bỏ máy thở, những BN này cần có thời gian để giảm bớt dần dần sự trợ giúp của máy thở, quá trình giảm bớt sự hỗ trợ của máy thở để giúp BN có thể ngưng thở máy hoàn toàn thường được gọi là cai (weaning) máy thở. Bài viết này bàn luận chủ yếu đến quá trình cai máy, quá trình đầy khó khăn, có thể chiếm tới 40 % thời gian thở máy và ẩn chứa nhiều vấn đề kinh tế (chi phí) và y đức vì cai máy thất bại, đặt lại ống nội khí (NKQ), thường làm tăng tỷ lệ tử vong và tỷ lệ biến chứng do máy thở. Trong đó tập trung vào tiếp cận BN cai máy thở

   

Hội chứng mạch vành cấp tính

Hội chứng động mạch vành cấp tính

   

gigigi

2013-09-12 191209

Tiện ích