Bạn đang truy cập: Trang chủ Nhân ái Bệnh nhân cần giúp đỡ
Chàng trai dân tộc Dao nguy kịch trước bệnh tim quái ác

Chàng trai dân tộc Dao nguy kịch trước bệnh tim quái ác

Chàng trai dân tộc Dao nguy kịch trước bệnh tim quái ác

(Dân trí) - 25 tuổi, em đang là trụ cột trong gia đình với 1 đứa con bé nhỏ thì căn bệnh quái ác ập đến. Chẳng thể lên nương, đi rừng kiếm cái ăn nuôi vợ con, em nằm đây trong căn phòng dành cho bệnh nhân cấp cứu, cố gắng thở sau tấm mặt nạ ô xi.

Em tên là Đặng Kim Quý, là người dân tộc Dao tại bản Pước, xã Thổ Bình, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang. Như bao trai tráng trong bản mình, 19 tuổi em kết hôn với cô sơn nữ cùng quê rồi sinh một bé trai kháu khỉnh sau đó. Sinh ra trên miền quê nghèo khó, gia đình bố mẹ đều thuần nông và đông con, nên tài sản lớn nhất bố mẹ cho em để lập nghiệp là cái nhà đất và nương lúa đủ gieo 4kg thóc giống. Vợ chồng em khai hoang thêm được khoảng đồi gieo được 2kg ngô giống. Cuộc sống tuy còn nhiều thiếu thốn nhưng có sức khỏe nên 2 vợ chồng vẫn lo đủ được cái ăn.
Â

Sau 3 năm chống chọi với bệnh tim ở nhà, anh Quý giờ phải nhập viện cấp cứu vì diễn biến bệnh tim trở nặng
Â
Tai họa ập đến vào 3 năm trước đây, khi những cơn đau tức ngực kéo dài không ngớt, rồi khó thở đến tím tái cả người, những tưởng do những ngày quần quật trên nương làm em bị lao lưc. Nghỉ ngơi ở nhà cả tháng mà bệnh không dứt, Quý đành bán một nửa số lúa vừa thu hoạch được hơn 1 triệu xuống bệnh viện huyện khám. Bệnh của em nặng nên được chuyển xuống bệnh viện tỉnh ngay sau đó. Tại bệnh viện tỉnh Tuyên Quang các bác sĩ chẩn đoán Quý bị tràn dịch đa màng, chèn ép tim cấp, dày dính màng ngoài tim. Quý được chỉ định phải xuống bệnh viện tỉnh chọc hút dịch tháng 1 lần.
Â

Sự sống của chàng trai dân tộc Dao đang nguy kịch vì "không xu dính túi", trong khi để phẫu thuật tim em cần ít nhất 30 triệu đồng

Khi được hỏi về vợ con ở nhà, Quý quay mặt vào tường, chàng trai trẻ cố giấu đi những giọt nước mắt đang chực trào ra. Thân em ốm đau bệnh tật, tất cả trong nhà chẳng còn gì có thể bán được nữa. Vợ em suốt ngày quần quật trên nương thay chồng lo kiếm cái ăn cho cả nhà nhưng vẫn đói. Bao lần em đi viện, số tiền vay nợ đã chất đống lên nhau chẳng biết đến bao giờ mới trả nổi. Nhưng còn hy vọng là cả gia đình em vẫn cố gắng cứu lấy tính mạng cho em, chỉ mong em sớm lành bệnh về với vợ con rồi làm trả nợ dần.

3 năm điều trị tại bệnh viện tỉnh dù được các y bác sĩ tại đây nhiệt tình chăm sóc và giúp đỡ nhưng sức khỏe em vẫn ngày càng yếu đi do căn bệnh diễn biến nặng và phức tạp. Quý được chuyển xuống bệnh viện Việt Đức điều trị và mổ gấp. Sau khi thăm khám và hội chẩn Quý đã được lên lịch mổ, nhưng sức khỏe của em yếu quá cần phải điều trị phục hồi tích cực để đảm bảo sức khỏe cho ca mổ. Lúc chuyển viện lên Hà Nội, cả gia đình em đi vay mượn khắp nơi được hơn 3 triệu. Tiền đi lại mất mấy trăm, đóng tạm viện phí 2 triệu rưỡi, số tiền còn lại trong túi chưa đủ tiền xe 1 người về quê nên 2 anh em Quý chẳng dám ăn uống gì ngoài cháo từ thiện tại bệnh viện. Những hôm nhỡ bữa không có cháo thì 2 anh em đành nhịn đói.
Â

Dù các y bác sĩ đã tạo điều kiện hết sức cho bệnh nhân điều trị, thậm chí lên cảÂ lịch mổ tim nhưng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân chưa đáp ứng

Đã có giấy tạm thu thêm 5 triệu nữa mà anh trai Quý là anh Thêm cứ bần thần chẳng biết kiếm đâu ra, còn khoản tạm ứng để mổ tim sắp tới khoảng 30- 40 triệu chưa tính chi phí điều trị phục hồi sau mổ anh Thêm càng không dám nghĩ tới. Số tiền đó quá lớn với đại gia đình Quý. Mấy ngày ở viện chẳng biết tính sao, vốn tiếng Kinh ít ỏi lại bị nặng tai nên anh Thêm đành dùng số tiền cuối cùng về quê tìm cách xoay sở phó mặc em trai cho các y bác sĩ tại viện.

Trao đổi với anh Nguyễn Xuân Vinh, điều dưỡng trưởng Khoa Tim mạch Lồng ngực bệnh viện hữu nghị Việt Đức cho biết: “Bệnh nhân Quý bị tràn dịch đa màng, chèn ép tim cấp, dày dính màng ngoài tim. Vì bệnh nhân quá yếu nên đang được điều trị tích cực để đảm bảo đủ sức khỏe cho ca phẫu thuật mổ tim sắp tới. Nhưng hoàn cảnh gia đình Quý rất khó khăn, mắc bệnh 3 năm rồi lại là người dân tộc thiểu số đến bữa ăn hàng ngày cũng phải dựa vào suất cháo từ thiện của bệnh viện, nên để có tiền điều trị và phẫu thuật quả thật quá sức với gia đình. Hiện tại các y bác sĩ tại khoa đã ký quỹ lấy thuốc cho Quý điều trị trước mắt và động viên gia đình cố gắng cứu chữa cho Quý.”
Â

Ước mơ khỏe mạnh trở lại để về nhà với vợ con của chàng trai trẻ
Â
Quý vẫn đang phải thở ô xi và nằm điều trị tại phòng cấp cứu. Cố nén những cơn đau tức ngực đang làm em nghẹn thở, với vốn tiếng Kinh ít ỏi em thều thào: “Xin các bác cứu cháu với… Cháu muốn sống… Muốn về với vợ con lắm…”

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

  1. Mã số 1451: Anh Đặng Văn Thêm (anh trai bệnh nhân Đặng Văn Quý), ở bản Pước, xã Thổ Bình, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang hoặc giúp đỡ trực tiếp tại Khoa Tim mạch – Lồng ngực Bệnh viện hữu nghị Việt Đức, Hà Nội.

ĐT: 01635.408.920

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269

Â
   
Không có 50 triệu mổ tim, tính mạng bé dân tộc Tày nguy nan

Không có 50 triệu mổ tim, tính mạng bé dân tộc Tày nguy nan

Dân trí)- Đã có lịch mổ cho con nhưng cực chẳng đã chị phải lần khất hết lần này đến lần khác bởi không thể xoay đâu ra số tiền 50 triệu cho ca phẫu thuật. Cùng quẫn không còn cách nào khác, chị đã nghĩ đến cách trốn bệnh viện đưa con về nhà “chịu chết”.

Hoàn cảnh đáng thương đó là của bé Nông Thị Diệu (13 tuổi, người dân tộc Tày, xóm Lung Niếc, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng) hiện đang điều trị tại khoa Tim mạch – Lồng ngực của Bệnh viện hữu nghị Việt Đức. Ánh mắt ướt nhèm, giọng nấc nghẹn em không nói nên lời khi có người lạ hỏi thăm, chỉ cúi mặt gấp mấy bộ quần áo cũ theo lời mẹ dặn. Ngồi kế bên, chị Hoàng Thị Toán (mẹ bé Diệu) cũng nước mắt ngắn dài len lén nhìn ra phía ngoài rồi giục con thao tác nhanh để đi về. Chốc chốc bé Diệu lại níu tay mẹ cuống quýt: “Hay là mẹ cứ cho con ở lại, biết đâu con sẽ được mổ”. Nhưng đáp lại lời cầu xin đó của con là sự bất lực của người mẹ nghèo khiến chị Toán chỉ biết nấc nghẹn nhìn con không nói nên lời.

Đã từng một lần phải phẫu thuật, lần này bé Diệu tiếp tục phải mổ để thay sửa van hai lá mới giữ được tính mạng.

Nhập viện trong tình trạng mệt, khó thở, vàng da, vàng mắt, bé Diệu được chẩn đoán hở van hai lá, tăng áp lực động mạch phổi và có chỉ định mổ gấp. Tuy nhiên tính đến thời điểm hiện tại, gia đình mới chỉ xoay được 5 triệu đồng đóng tiền viện phí cho con. Là người dân tộc, ở vùng sâu vùng xa, quanh năm vợ chồng chị Toán chỉ biết bám lấy nương ngô để lo bữa no, bữa đói cho cả nhà, số tiền 50 triệu cho ca phẫu thuật của con khiến chị như “chết đứng”. Số tiền 5 triệu đồng mang theo là cả gia tài bán con trâu ở nhà, còn lại chị không thể vay được ai bởi cả bản ai cũng nghèo như chị mà thôi.

Số tiền mấy chục triệu nợ lần trước chưa trả được nên lần này dù đã phải "muối mặt" đi hỏi vay, chị Toán cũng trở về tay trắng.

Kể chuyện về tình trạng bệnh của bé Diệu, điều dưỡng trưởng khoa Tim mạch, lồng ngực Bệnh viện hữu nghị Việt Đức Nguyễn Xuân Vinh cho hay: “Hiện tại tình trạng của bé Diệu rất nguy kịch cần phải tiến hành phẫu thuật sớm. Trái tim của bé Diệu bị suy rất nặng nên phải liên tục sử dụng thuốc trợ tim, tuy nhiên thời gian sẽ không được dài vì quan trọng là phải sửa và thay van hai lá thì mới đảm bảo chức năng của tim. Về phía bệnh viện cũng sẽ hỗ trợ tối đa cho gia đình bé Diệu, tuy nhiên hoàn cảnh quá khó khăn, đến cái ăn cũng phải lo chạy vạy từng bữa thì số tiền cho ca mổ khả năng không thể lo được”.

Không muốn phải chết nhưng em hiểu hơn ai bố mẹ không có tiền cho ca mổ của em.

Vợ chồng nghèo, chị Toán hiểu được nhưng mỗi lần nhìn con chị không cam lòng bởi: “Con bé còn đang ở tuổi đi học, nào nó đã lao động để kiếm tiền được đâu, giờ lại mắc bệnh cần phải phẫu thuật. Vợ chồng tôi có tội với con khi sinh nó ra mà không thể lo được cho nó. Nếu con có mệnh hệ gì, vợ chồng tôi cũng không thể sống trên cõi đời này được” – chị Toán cho hay.

Không còn cách nào khác, cùng đường chị Toán buộc phải "trốn" bệnh viện đưa con về nhà "chịu chết".

Cũng chạy vạy khắp nơi để vay mượn tiền nhưng con đã một lần làm phẫu thuật khiến anh chị kiệt quệ mọi đường hỏi vay. Số tiền mấy chục triệu cho ca mổ lần trước chưa trả được đồng nào nên dù đã phải “muối mặt” đi hỏi nhưng không ai có cho mượn tiếp. Cùng đường, túng quẫn, chị giục con sắp xếp lại mấy bộ quần áo đi về bởi : “Dù có phải chết, mẹ con mình cũng sẽ chết ở nhà” – chị Toán gạt nước mắt nói với bé Diệu.

Hiểu được bố mẹ thương con hơn cả bản thân mình nhưng cùng đường mẹ mới phải làm như thế nên Diệu không cãi nửa lời chỉ ngậm ngùi làm theo. Đôi bàn tay yếu ớt, run run em khẽ gấp mép chiếc áo cho gọn gàng nhưng hai hàng nước mắt thi nhau chảy dài xuống khóe miệng mặn chát. Một cô bé xinh xắn, đáng yêu không lẽ phải đầu hàng số phận chỉ vì thiếu 50 triệu đồng, thật sự là điều quá trêu ngươi lúc này !...
   
alt

Cô bé Lê Thị Thanh đã được phẫu thuật thành công

Dân trí)- Tin vui đến với chúng tôi khi biết cô bé Lê Thị Thanh, nhân vật trong bài viết: “Thiếu 50 triệu đồng, cô bé mồ côi đứng trước nguy cơ mất mạng” đã được phẫu thuật thành công chiều ngày 7/5 tại khoa Tim mạch, lồng ngực của bệnh viện Việt Đức.

http://dantri.com.vn/hoan-canh/thieu-50-trieu-dong-co-be-mo-coi-dung-truoc-nguy-co-mat-mang-722932.htm

Nhập viện trong tình trạng suy kiệt nặng nề khiến ca mổ của Thanh phải lui lại vì em không đủ sức khỏe. Thêm vào đó là hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, bố mẹ chia tay nhau đường ai nấy đi, bản thân em ở với ông bà nội đã già yếu nên không được chăm sóc chu đáo. Được chuẩn đoán bị tim bẩm sinh, tuy nhiên 12 tuổi Thanh mới được đến bệnh viện điều trị nên tình trạng hết sức nguy kịch.

Những ngày con điều trị, chỉ có mình bố của em là anh Lê Trường Yên có mặt còn mẹ của em chỉ gọi điện ra thăm hỏi chứ không ra (mẹ của Thanh hiện đang trong miền Nam và đã có gia đình riêng, theo thông tin của anh Yên cung cấp). Bản thân anh Yên quanh năm chỉ biết đến ruộng đồng và phải lo cho gia đình riêng nên không có gì cho con gái. Những ngày đầu đến viện, nghe số tiền mấy chục triệu cho ca mổ anh bàng hoàng không biết tính ở đâu ra nên đã có ý định xin cho bé Thanh về nhà.

Sau khi được báo điện tử Dân trí đăng thông tin bài viết, đã có nhiều tấm lòng của bạn đọc gửi về. Tính đến thời điểm hiện tại gia đình đã nhận được gần 100 triệu đồng đủ để trang trải ca phẫu thuật của Thanh. Chiều 7/5 bé Thanh được PGS.TS Nguyễn Hữu Ước – Trưởng khoa Tim mạch, lồng ngực của bệnh viện Việt Đức trực tiếp mổ.
Trao đổi với PGS.TS Nguyễn Hữu Ước được biết: Trước khi vào viện trái tim của bé Thanh gần như “chết” bởi không thể tự co bóp và đảm nhiệm chức năng của nó. Tình trạng của bệnh nhân lúc đó là van tim bị hở hết, thương tổn hai lá do bẩm sinh và viêm nhiễm lâu ngày không được điều trị. Sau thời gian phục hồi sức khỏe bằng thuốc, chúng tôi đã tiến hành làm phẫu thuật cho em. Quá trình mổ các bác sĩ đã tiến hành sửa van hai lá rất công phu và đã tương đối kín, các thông số đo đạc sau mổ tốt. Dự đoán sau một thời gian ngắn hồi sức nữa là em có thể cai được máy thở.
Về phía gia đình, anh Lê Trường Yên vẫn như chưa tin vào điều kì diệu đã đến với con gái mình. Giọng run run xúc động anh tâm sự: Ngày đầu đến viện, tôi không có một đồng tiền nào cả, các bác sĩ trong khoa còn cho bố con tôi 1 triệu để làm xét nghiệm rồi sau đó được báo điện tử Dân trí giúp đỡ. Đã có lúc tôi tưởng con gái mình sẽ không qua khỏi nhưng hiện tại cháu đã được mổ rồi... Tôi không biết nói gì cả, xin cám ơn tất cả mọi người !.
   
Nỗi lòng người cha xin cho con về… chết

Nỗi lòng người cha xin cho con về… chết

(Dân trí) – Đã mổ tim hơn 1 tháng, chỉ cần điều trị thêm mươi mười lăm ngày nữa là chàng trai đó có cơ hội sống. Nhưng đến lúc này, gia đình bệnh nhân đã kiệt quệ, không còn xoay sở được một đồng, một cắc bạc, cùng đường đành xin cho con về… để chết.

“Biết con về là chết. Nói lời xin con về, đau như ngàn mũi dao đâm vào tim, nhưng biết làm sao, đường cùng rồi”, người đàn ông có gương mặt khắc khổ nặng trĩu nỗi buồn khi nói về quyết định đớn đau của một người bố trước sự sống – chết của con mình.

Nhà nghèo, sau hơn 20 năm mới được mổ

Chàng trai dân tộc Nùng có tên Lý Văn Thanh (25 tuổi ở thông Khuôn Cay, xã Phúc Thuận, Phổ Yên, Thái Nguyên) đã mổ tim được hơn 1 tháng nhưng vẫn phải nằm trong phòng theo dõi đặc biệt và mới được bỏ thở máy.


Gương mặt đượm buồn, chàng trai trẻ cố ngăn giòng nước mắt khi biết vì nhà nghèo, bố đành xin bệnh viện cho con về...
   
“Con ơi, không lẽ mẹ lần thứ 3 để mất con mãi mãi ?”

Con ơi, không lẽ mẹ lần thứ 3 để mất con mãi mãi

“Con ơi, không lẽ mẹ lần thứ 3 để mất con mãi mãi ?”

(Dân trí) - Lần thứ nhất chị mất con khi thai mới 8 tuần tuổi. Lần thứ hai đứa con chào đời được 1 tuần thì bỏ chị mà đi vì căn bệnh tim bẩm sinh. Đến lần này, đứa con thứ 3 mới được 3 tháng tuổi cũng đang bên lằn ranh mỏng manh của sống chết.

Tôi phải đắng lặng hồi lâu trước hình hài bé nhỏ của em bên giường bệnh. Những tiếng tic tắc của chiếc máy tuần hoàn tim phổi trong một không gian im ắng càng làm hình hài của em trở nên quá đỗi đáng thương. 3 tháng tuổi, em còn quá bé để phải gánh chịu những đớn đau do bệnh tật hiểm nghèo mang lại.
Em là Hà Ngọc Bích, bệnh nhân nhỏ tuổi nhất đang phải đấu tranh với tử thần từng giây từng phút tại phòng cấp cứu của Khoa Tim mạch Bệnh viện hữu nghị Việt Đức suốt 10 ngày nay. Trao đổi với chúng tôi, PGS-TS Nguyễn Hữu Ước, Trưởng khoa Tim mạch cho biết, phải suy nghĩ lắm ông mới nhờ đến chúng tôi để tìm cách cứu cho bé Ngọc Bích, bởi chỉ mới cách đây 1 tuần thôi, ông cũng đã nhờ chúng tôi và cứu thành công cho bệnh nhân Bùi Thị Huế điều trị tại khoa bị suy tim nặng.

Bé Hà Ngọc Bích đang bên lằn ranh mỏng manh của sống và chết do bệnh tim bẩm sinh kèm bệnh viêm phổi rất nặng
   
Những giọt nước mắt lăn dài của em Bùi Thị Huế khi bỗng dưng rơi vào cảnh thập tử nhất sinh

Sự sống tính bằng giờ của cô sinh viên tuổi 20

Sự sống tính bằng giờ của cô sinh viên tuổi 20

Những giọt nước mắt lăn dài của em khiến người mẹ già nua cảm như có những nhát dao cứa sâu vào lòng. Tôi hiểu nỗi đau đớn của bà khi bác sĩ bảo nếu con gái không tiến hành phẫu thuật gấp, thì tính mạng khó giữ được.

Sự sống của cô gái tuổi hai mươi giờ đây cũng chỉ còn đếm được từng giờ, thậm chí từng phút, nếu như em không được phẫu thuật tim gấp, đó là tình cảnh của cô sinh viên Trường cao đẳng phát thanh truyền hình Hà Tây Bùi Thị Huế. Có ai ngờ ngày tốt nghiệp cách đây hơn 2 tháng cũng là ngày định mệnh, khi bỗng dưng em mắc phải bệnh Osler (bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn cấp tính - PV).

Những giọt nước mắt lăn dài của em Bùi Thị Huế khi bỗng dưng rơi vào cảnh "thập tử nhất sinh"
   

Những cơn đau tim dày vò cháu bé hơn 2 tuổi

Những cơn đau tim dày vò cháu bé hơn 2 tuổi

(Dân trí)-Mới hơn tuổi mà cháu đang phải chống chọi với những cơn đau tim hành hạ. Nếu không được mổ thì căn bệnh sẽ đe doạ nghiêm trọng đến tính mạng cháu trong khi gia đình đi vay mượn khắp nơi nhưng vẫn chưa đủ số tiền để nộp viện phí.

Mới đây, trong lần chúng tôi về xã Phú Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh), lúc đang bàn với chính quyền địa phương cùng đi trao quà nhân ái thì tình cờ thấy một phụ nữ trẻ, dáng người phờ phạc lo âu bế một cháu bé chừng hơn 2 tuổi có nước da xanh xao, đôi mắt đờ đẫn đến UBND xã để xin xác nhận của địa phương vay tiền chữa bệnh cho con.

Ông Nguyễn Hữu Lệ, Phó chủ tịch UBND Phú Lộc cho chúng tôi biết: “Đây là chị Nguyễn Thị Nguyệt ở xóm Cống 19 có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Vợ chồng chị cưới nhau năm 2006, ông bà cho ở riêng với căn nhà tạm bợ, sinh con ra lại bị bệnh tim bẩm sinh nên cuộc sống gia đình hiện nay rất bế tắc”.

Tiện thể chị kể cho chúng tôi nghe: “Cháu nhà em tên là Đậu Hoàng Tiến, mới hơn 2 tuổi vậy mà không may mắn như những đứa trẻ khác. Khi được 4 tháng tuổi thấy cháu có những biểu hiện không bình thường như ho nhiều, khó thở… vợ chồng đã lo đưa cháu đi khám ở bệnh viện tuyến tỉnh. Tại đây, các bác sỹ kết luận cháu bị bệnh tim bẩm sinh. Khi đó vợ chồng em như chết đứng. Thương con nhưng không biết phải làm gì bởi chi phí phẫu thuật cho việc mổ tim cũng lên đến hàng chục triệu đồng, mà hai vợ chồng trẻ quanh năm chỉ với 2 sào ruộng không đủ để ăn làm sao dám nghĩ đến một khoản tiền lớn như vậy.

Nhưng rồi mỗi lần thấy con đau quằn quại là hai vợ chồng ruột gan lại rối bời. Tài sản trong nhà duy nhất chỉ có một con bò khi ra riêng ông bà cho làm vốn để cày bừa nhưng chúng em cũng đành bán đi để đưa con lên Hà Nội khám bệnh. Với số tiền ít ỏi đó không được bao lâu lại hết sạch mà các bác sỹ bảo nếu không mổ gấp thì tính mạng của cháu sẽ rất nguy kịch. Thế là vợ chồng đành ngậm ngùi ôm con về quê trong nỗi xót xa cùng cực”.

Chị Nguyệt đưa bàn tay lên quệt hai hàng nước mắt trên khuôn mặt khắc khổ rồi nói không nên lời: “Gia đinh em hiện nay không có tiền để mổ cho con. Cứ 3 tháng là phải đưa cháu đi bệnh viện Hà Nội một lần để khám và mua thuốc uống cầm cự. Nhưng nợ nần cứ tăng lên mà bệnh tình thì không thuyên giảm”.
Nhìn khuôn mặt ngây thơ của cháu Tiến bỗng chúng tôi day dứt như người có lỗi và ước sao có ngay phép nhiệm màu giúp cháu Tiến qua cơn bệnh quái ác đang hành hạ cháu và để gia đình chị Nguyệt có được một cuộc sống bình yên như mọi người.
liên hệ:
Điện thoại: 0978 024 559 , 0942449990
   

Tôi chỉ ước một lần được nghe con gọi tiếng mẹ

Tôi chỉ ước một lần được nghe con gọi tiếng mẹ
(Dân trí) - Gần 4 tuổi nhưng bé Cầm Minh Quang nặng chưa đầy 8kg. Căn bệnh tim quái ác cướp đi khả năng biết đi, biết nói và nụ cười của bé, để rồi sự sống của bé cũng đang thoi thóp từng ngày trên giường bệnh trước sự bất lực của gia đình.

Từ trung tâm xã Xuân Cẩm, huyện Thường Xuân, chúng tôi vượt gần 3km đường núi ngoằn nghoèo, đất đá lầy lội mới tìm đến được gia đình chị Vi Thị Yến, thôn Xuân Minh, xã Xuân Cẩm, huyện Thường Xuân và lắng nghe những lời tâm sự về hoàn cảnh gia đình và đứa con tội nghiệp của vợ chồng chị.

4 tuổi vẫn chưa biết đi, chưa biết nói

Bé Cầm Minh Quang chào đời năm 2007 là kết quả tình yêu hạnh phúc của chị Vi Thị Yến và anh Cầm Minh Công. Cuộc sống vợ chồng tuy nghèo khổ, nhưng anh chị luôn yêu thương nhau và lo cho con.

Đã gần 4 tuổi nhưng bé Quang vẫn chưa biết đi, chưa biết nói

Nhưng rồi, niềm vui hiếm hoi đó cũng nhanh chóng vụt tắt khi chị Yến phát hiện bé Quang bị bệnh tim bẩm sinh sau một tháng chào đời. Vợ chồng chị Yến suy sụp tinh thần. Tiếp đó là những chuỗi ngày liên tiếp cõng con lên viện bởi sức khỏe bé Quang rất kém.

Thương con bệnh nặng, nhưng gia cảnh khó khăn nên vợ chồng chị Yến chỉ biết nuốt nước mắt vào trong sống những tháng ngày thấp thỏm với hi vọng mong manh. Nhưng rồi, hi vọng nhỏ nhoi đó cứ kéo dài từ ngày này qua tháng khác, năm này qua năm khác mà cháu Quang vẫn không thấy lớn, cháu cũng chưa biết nói, biết đi, gần như một đứa trẻ vô hồn.

“Như con người ta 4 tuổi đã biết đi học, biết đi chơi và chào hỏi ông bà. Nhưng cháu Quang đã gần 4 tuổi mà vẫn không nói được câu nào, không đi được. Các bác sĩ nói do cháu bị tim bẩm sinh, lại uống thuốc kháng sinh quá nhiều nên cháu mất đi các khả năng nói, đi. Nếu bệnh tim của cháu khỏi, cháu sẽ có khả năng nói được”, chị Yến giàn dụa nước mắt.

Ông Cầm Xuân Định, ông ngoại của cháu Quang ngồi bên sụt sùi: “Gần 4 tuổi mà cháu nó còi cọc, ốm yếu như một đứa bé vài tháng tuổi, nặng chưa đầy 8kg. Trung bình một tháng cháu phải đi viện 2 - 3 lần. Gia đình tôi chỉ ước sao cho cháu Quang được khỏe mạnh và vui chơi như bao đứa trẻ khác thôi”.

Tôi ước một lần được nghe con gọi tiếng mẹ

Lập gia đình với hai bàn tay trắng, vợ chồng chị Yến cặm cụi quanh năm với 3 sào ruộng và ít đất đồi nuôi 5 miệng ăn nên cái đói, cái khổ là điều không tránh khỏi. Hơn nữa, ông Cầm Xuân Định (bố chồng chị Yến) lại bị loạn thần nên không làm được gì nặng, chỉ quanh quẩn ở nhà.

Ngày thường ông Định rất hiền lành, chăm chỉ, nhưng mỗi lần lên cơn, ông Định lại la mắng, hắt hủi vợ con. Còn bà Hà Thị Thao (mẹ chồng chị Yến) tuổi cao, sức yếu nhưng vì hoàn cảnh khó khăn nên vẫn phải lăn lộn kiếm từng bữa cơm.

Cuộc sống khó khăn, vất vả nên anh Công phải đi khắp nơi làm thuê kiếm thêm. Từ ngày bé Quang mắc bệnh tim bẩm sinh, thoát vị bẹn, do sức khỏe yếu nên bệnh của bé lại chuyển sang viêm phổi. Thế là trong nhà có tài sản nào đáng giá, vợ chồng anh chị cũng đã bán hết để lo thuốc thang cho con.

Nỗi đau thể hiện trên khuôn mặt của người mẹ trẻ khi nhìn đứa con bị bệnh tật

Hiện tại, bệnh tim bẩm sinh của cháu Quang đã chuyển sang giai đoạn nặng, nếu không được phẫu thuật sớm, sự sống của cháu bị đe dọa từng ngày.

Nhìn đứa con ốm yếu, chị Yến nước mắt ngắn dài: “Nhìn cháu 4 tuổi đang tập đi từng bước mà thương con. Cháu nó thèm được đi, nhưng cơ thể cháu bị bệnh tật hành hạ và uống thuốc kháng sinh quá nhiều nên không thể đi được. Các bác sĩ nói cháu có khả năng chữa được bệnh nếu được phẫu thuật sớm. Nhưng với số tiền 50 triệu đồng thì trong mơ gia đình tôi cũng không dám nghĩ tới. Tôi chỉ ước một lần được nghe con gọi tiếng mẹ thôi”.

Lặng người đi một lúc xót xa nhìn đứa con ngồi dưới đất, chị Yến lại rầu rĩ: “Thương cháu lắm, vì cháu còn nhỏ nhưng sự sống đã bị đe dọa. Gia đình tôi chỉ mong sao cho cháu được khỏi bệnh, dù khổ, dù đói, dù phải chết thay con, tôi cũng cam lòng”.

Những giọt nước mắt lăn dài trên gò má gầy yếu, xanh xao của người mẹ trẻ cùng những tiếng nấc đến nghẹn lòng khiến chúng tôi không khỏi xúc động. Hình ảnh người mẹ trẻ bế đứa con ốm yếu trên tay nhìn theo chúng tôi ra về với ánh mắt như muốn cầu mong một điều gì đó cho đứa con tội nghiệp của mình, càng khiến chúng tôi cảm thấy xót thương cho hoàn cảnh gia đình chị.
   
nhu

“Xin bố mẹ cho con được chết…”

(Dân trí) - Tháng 8/2010, sau 14 năm phát hiện tim bẩm sinh, gia đình mới vay mượn đủ tiền để Lê Thị Như (26 tuổi, Hà Tĩnh) phẫu thuật thay van tim. Nhưng vì không có tiền để tái khám theo lịch, Như đứng trước nguy cơ tử vong vì bị kẹt hai van tim…

Hôm 15/4, Như được gia đình đưa tới khoa Tim mạch và Lồng ngực (BV Việt Đức) khám cấp cứu trong tình trạng khó thở, mệt mỏi. Các bác sĩ chẩn đoán Như bị kẹt hai van tim do có huyết khối trong tim, nếu không phẫu thuật cấp cứu, Như sẽ tử vong

   

Cậu bé có trái tim “lỗi nhịp” đã được phẫu thuật thành công

Dân trí) - Hôm qua (6/5), trải qua 5 tiếng trong phòng mổ, bé Hoàng Lâm Chí Khanh, nhân vật trong bài viết “Bé 3 tuổi suy nhược vì trái tim lỗi nhịp” đã được phẫu thuật sửa van hai lá thành công.

Bé Khanh đã được cứu sống nhờ sự quyết tâm của các bác sĩ và sự ủng hộ, giúp đỡ của những tấm lòng nhân ái.

PGS.TS Nguyễn Hữu Ước trưởng khoa phẫu thuật tim mạch lồng ngực (Bệnh viện Việt Đức), người trực tiếp theo dõi tình trạng bệnh của bé Khanh và trực tiếp mổ cho biết: “Ca mổ thực sự là một cuộc đại phẫu với cậu bé này. Vì tình trạng bệnh lý của bé rất nặng. Trước khi được phẫu thuật, xu hướng tiến triển bệnh của bé Khanh càng ngày càng xấu đi, áp lực động mạch phổi càng ngày có xu hướng tăng cao và lỗ van 2 lá từ tâm nhĩ trái xuống thất trái càng ngày càng thu hẹp, nếu tiếp tục kéo dài thì cơ hội sống của cháu khó giữ được”.
   

gigigi

2013-09-12 191209

Tiện ích