Bạn đang truy cập: Trang chủ Đào tạo Các bài giảng

Thông liên nhỉ chẩn đoán và điều trị

- Trong nội dung bài này, không đề cập đến thông liên nhĩ (TLN) loại lỗ thông thứ nhất trong bệnh ống nhĩ thất chung không hoàn toàn.
- Tần suất chiếm khoảng 7 % các bệnh tim bẩm sinh
- Bệnh tiến triển chậm, biểu hiện lâm sàng chủ yếu là 1 tiếng thổi tâm thu ở ổ van động mạch phổi kèm tiếng T2 tách đôi. Khi nghi ngờ gửi khám bác sĩ chuyên khoa tim mạch.
- Lỗ thông có thể tự đóng khi dưới 2 tuổi, đối với lỗ thông lớn thì điều trị chủ yếu vẫn là đóng lỗ TLN bằng phẫu thuật.
- Bệnh gặp nhiều ở trẻ gái: tỉ lệ 2 nữ - 1 nam.

   

Thông liên thất chẩn đoán và điều trị

- Tần suất: 25 % các bệnh tim bẩm sinh.
- Cần gửi khám chuyên khoa tim mạch ngay khi phát hiện triệu chứng.
- Thông liên thất (TLT) lỗ nhỏ: hay gặp, tiến triển chậm, có thể tự đóng.
- TLT lỗ rộng: gây ảnh hưởng đến hô hấp ngay ở những tháng đầu sau đẻ, thậm trí có thể dẫn đến tăng áp lực phổi cố định rất sớm.
- Dù kích thước lỗ thế nào cũng có đặc điểm:

+ Xu thế tự hẹp dần lỗ thông,
+ Nguy cơ Osler,
+ Nguy cơ gây hở van động mạch chủ (ĐMC) với thể TLT cao,
+ Nguy cơ hình thành hẹp dưới van động mạch phổi (ĐMP).

- Điều trị bằng phẫu thuật với tỉ lệ tử vong thấp.

   

Chấn thương-vết thương ngực lâm sàng và chẩn đoán

Mục tiêu:

1.Nêu được một số vấn đề cơ bản về giải phẫu lồng ngực và sinh lý hô hấp ứng dụng trong chấn thương – vết thương ngực.

2.Mô tả được những thương tổn giải phẫu bệnh chính trong chấn thương – vết thương ngực

3.Trình bày được các triệu chứng lâm sàng – cận lâm sàng chung, và một số hội chứng chính của chấn thương – vết thương ngực.

II. Nội dung:

1. Đại cương:

- Khái niệm về chấn thương, vết thương ngực:

+ Chấn thương ngực (hay chấn thương ngực kín): là chấn thương vào ngực nhưng thành ngực vẫn kín, tức là khoang màng phổi không thông với không khí bên ngoài.

+ Vết thương ngực (hay vết thương ngực hở): là chấn thương vào ngực gây thủng thành ngực, tức là khoang màng phổi bị thông thương với không khí bên ngoài.

- Chấn thương, vết thương ngực là một nhóm cấp cứu ngoại khoa thường gặp (tuỳ theo cơ sở ngoại khoa), ví dụ chiếm khoảng 10 – 15 % số mổ cấp cứu tại BV Việt Đức (trung tâm ngoại khoa lớn, có chuyên khoa sâu về phẫu thuật lồng ngực – tổng kết dựa trên số mổ cấp cứu 6 tháng cuối năm 2003). Do chấn thương gây ảnh hưởng trực tiếp đến bộ máy hô hấp tuần hoàn, nên có thể nhanh chóng dẫn đến tử vong, vì vậy đây là loại cấp cứu được ưu tiên số 1 trong chẩn đoán, vận chuyển và xử lý.

- Nguyên nhân gây chấn thương ngực thường do tai nạn giao thông, ngã cao, tai nạn lao động. Tuổi gặp nhiều nhất từ 20 – 50 tuổi, chủ yếu ở nam giới (trên 90 %). Có thể kèm theo thương tổn của các cơ quan khác, nên khi thăm khám phải luôn tôn trọng nguyên tắc khám toàn diện tránh bỏ sót thương tổn.

- Nguyên nhân gây vết thương ngực thường do dao, vật nhọn đâm hay do hoả khí nên dễ gây thương tổn các tạng trong ngực như tim, cơ hoành, mạch máu. Tuổi gặp nhiều nhất từ 20 – 40 tuổi, đại đa số là nam giới (trên 90 %).

   

Bệnh lý tăng tiết mồ hôi khu trú- chẩn đoán và điều trị

Tăng tiết mồ hôi, một bệnh lý có đặc trưng là tình trạng ra mồ hôi quá mức, có thể toàn thân hoặc khu trú.

Tăng tiết mồ hôi toàn thân ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể và thường là một phần biểu hiện của một bệnh lý căn nguyên, thường gặp nhất là một tổn thương nhiễm khuẩn, nội tiết hoặc thần kinh.

Tăng tiết mồ hôi khu trú không rõ nguyên nhân, xảy ra ở những người trước nay vốn khỏe mạnh. Bệnh tác động đến một hoặc nhiều vùng cơ thể, thường nhất là lòng bàn tay, nách, lòng bàn chân hoặc mặt. Gần 3% khối dân số chung, phần lớn gồm những người tuổi từ 25 đến 64 bị tăng tiết mồ hôi. Bệnh gây nên một gánh nặng tâm lý và xã hội đáng kể vì nó cản trở sinh hoạt thường ngày.

Tuy nhiên, bệnh nhân (BN) lại ít khi tìm đến BS khám vì nhiều ngừơi không biết rằng đó là một bệnh lý có thể chữa được. Phát hiện và xử trí sớm tăng tiết mồ hôi có thể cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của BN. Hiện có nhiều phương pháp điều trị tại chỗ, toàn thân, phẫu thuật và không phẫu thuật khác nhau có tỉ lệ hiệu quả trên 90%-95%.

Tăng tiết mồ hôi có thể gây tổn thương sâu sắc lên chất lượng cuộc sống của một BN, đưa đến những suy giảm nghiêm trọng trong sinh hoạt thường ngày, các mối giao tiếp xã hội và những hoạt động nghề nghiệp.

Bệnh có thể xảy ra toàn thân, ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, hoặc khu trú, ảnh hưởng đến một vùng cơ thể giới hạn, thường nhất là bàn chân, nách, bàn tay hoặc mặt. Bệnh là một tổn thương có mức phổ biến tương đương với bệnh vảy nến. Tuy nhiên, hiếm khi BN đến gặp BS vì nhiều người không biết là bệnh có thể chữa trị được.

Trong bài báo này, các tác giả tổng quan lại các nguyên nhân có thể gặp, sinh lý bệnh, chẩn đoán và các biểu hiện lâm sàng của tăng tiết mồ hôi khu trú cũng như một loạt các phương thức điều trị hiện hành

   

ĐÁNH GIÁ TIỀN PHẪU TRÊN BỆNH NHÂN MỔ VATS

ĐÁNH GIÁ TIỀN PHẪU TRÊN BỆNH NHÂN MỔ VATS
Mark S. Soberman
Thomas W. Rice
Nguyên tắc
- Có nhiều thông tin ghi nhận liên quan tới đánh giá tiền phẫu trong VATS.
Nhiều trong số thông tin này chú trọng việc đánh giá chức năng hô hấp trước
mổ và tiên đoán trữ lượng hô hấp sau mổ trên những BN có nguy cơ phải cắt
phổi. Đánh giá các nguy tim mạch cũng rất quan trọng. Mặc dù ít có nguy cơ và
biến chứng hơn mổ hở, nhưng một số nguyên tắc vẫn luôn được tôn trọng trong
đánh giá tiền phẫu trên BN mổ VATS.
- Giống như BN mở ngực, VATS cũng cần gây mê toàn thể. Bên cạnh đó, thông
khí 1 phổi là yếu tố không thể thiếu trong mổ VATS để có đủ khoảng trống
thao tác. Cũng cần lưu ý rằng mổ VATS có thể chuyển thành mở ngực bất kỳ
lúc nào, thậm chí đòi hỏi mở ngực nhanh chóng hơn bình thường khi phải giải
quyết khẩn cấp tình trạng chảy máu. Do đó, mặc dù được lên kế hoạch mổ nội
soi, BN vẫn có nguy cơ mổ giống như mở ngực và việc đánh giá vẫn phải tiến
hành chặt chẽ.
Đánh giá chung tổng quát
- Đánh giá bắt đầu với việc hỏi bệnh sử và thăm khá
ĐÁNH GIÁ TIỀN PHẪU TRÊN BỆNH NHÂN MỔ VATS
Mark S. Soberman Thomas W. Rice
Nguyên tắc
- Có nhiều thông tin ghi nhận liên quan tới đánh giá tiền phẫu trong VATS. Nhiều trong số thông tin này chú trọng việc đánh giá chức năng hô hấp trước mổ và tiên đoán trữ lượng hô hấp sau mổ trên những BN có nguy cơ phải cắt phổi. Đánh giá các nguy tim mạch cũng rất quan trọng. Mặc dù ít có nguy cơ và biến chứng hơn mổ hở, nhưng một số nguyên tắc vẫn luôn được tôn trọng trong đánh giá tiền phẫu trên BN mổ VATS. - Giống như BN mở ngực, VATS cũng cần gây mê toàn thể. Bên cạnh đó, thông khí 1 phổi là yếu tố không thể thiếu trong mổ VATS để có đủ khoảng trống thao tác. Cũng cần lưu ý rằng mổ VATS có thể chuyển thành mở ngực bất kỳ lúc nào, thậm chí đòi hỏi mở ngực nhanh chóng hơn bình thường khi phải giải quyết khẩn cấp tình trạng chảy máu. Do đó, mặc dù được lên kế hoạch mổ nội soi, BN vẫn có nguy cơ mổ giống như mở ngực và việc đánh giá vẫn phải tiến hành chặt chẽ.
   

Những bài giảng về phẫu thuật nội soi lồng ngực

Tuyển tập các bài giảng phẫu thuật nội soi lồng ngực

1. Tai biến và biến chứng trong PTNS lồng ngực
Giảng viên: GS. TS. BS Văn Tần
Download

2. Những bước phát triển của PTNS lồng ngực
Giảng viên: PGS.TS. BS Nguyễn Hoài Nam
Download

3. Chỉ định và chống chỉ định của PTNS lồng ngực
Giảng viên: PGS.TS.BS Đỗ Kim Quế
Download

4. Điều trị tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát bằng PTNS
lồng ngực
Giảng viên: PGS.TS.BS Nguyễn Hoài Nam
Download

5. Chẩn đoán và đánh giá giai đoạn ung thư phổi bằng PTNS
lồng ngực
Giảng viên: PGS.TS.BS Nguyễn Hoài Nam
Download

6. Các thủ thuật và kỹ thuật chính trong PTNS lồng ngực
Giảng viên: PGS.TS.BS Nguyễn Hoài Nam
Download

7. Điều trị nhược cơ do u tuyến hung bằng PTNS lồng ngực
Giảng viên: PGS.TS.BS Nguyễn Công Minh
Download

8. Chẩn đoán và điều trị u trung thất bằng PTNS lồng ngực
Giảng viên: PGS.TS.BS Nguyễn Công Minh
Download

9. Điều trị tràn dịch màng ngoài tim bằng PTNS lồng ngực
Giảng viên: PGS.TS.BS Đỗ Kim Quế
Download

10. Gây mê hồi sức trong PTNS lồng ngực
Giảng viên: BS. Phan Tôn Ngọc Vũ
Download

11. Đánh giá chức năng hô hấp trong PTNS lồng ngực
Giảng viên: PGS.TS Lê Tuyết Lan
Download

   
Thumbnail:

U trung thất chẩn đoán và điều trị ngoại khoa

U trung thất bao gồm các khối u nguyên phát hoặc thứ phát, ác tính hoặc lành tính phát sinh ở vùng trung thất, có thể gặp ở mọi lứa tuổi với nhiều nguyên nhân khác nhau .

U trung thất chiếm 90% các vấn đề bệnh lý trung thất, phần lớn là các u ác tính .

Trung thất là một khoang chật chội chứa nhiều cơ quan khác nhau, do đó hội chứng trung thất là dấu hiệu chèn ép các cơ quan trong đó :

  • Đường thở : Khí, phế quản .

  • Ống tiêu hoá : Thực quản .

  • Thần kinh : Giao cảm, quặt ngược, hoành dây X

  • Mạch máu : Tĩnh mạch (chủ trên, chủ đưới, phổi, đơn), động mạch phổi .

  • Ống ngực : Tuỳ theo vị trí của khối u mà có triệu chứng lâm sàng khác nhau, có thể có khối u rất nhỏ mà chèn ép nặng, ngược lại có trường hợp khối u to mà chèn ép không nhiều như trường hợp u lành tính hay u lao xơ nhiễm .


Trên lâm sàng có hội chứng trung thất không nhất thiết đều do u trung thất như trong tràn dịch trung thất, viêm trung thất,...

   
Cyanotic 'Tet Spell'

Xử trí ngoại khoa bệnh tim bẩm sinh tím

Xử trí ngoại khoa bệnh tim bẩm sinh tím

1. Tứ chứng Fallot

Bao gồm 4 tổn thương : thông liên thất, hẹp ÐMP, ÐMC cưỡi ngựa và dầy thất phải. Tứ chứng Fallot là 1 trong 2 bệnh tim bẩm sinh tím thường gặp nhất : Tứ chứng Fallot, hoán vị động mạch. Tần suất khoảng 10% trong tất cả các BTBS (31).

   

Tim bẩm sinh không tím, thái độ điều trị

1. BTBS không tím có dòng chảy thông

1.1. Thông liên nhĩ (TLN)

Có 4 kiểu TLN: TLN lỗ tiên phát, TLN lỗ thứ phát, TLN kiểu xoang tĩnh mạch và TLN kiểu xoang vành. TLN lỗ thứ nhất nằm trong bệnh cảnh Kênh nhĩ thất, sẽ được bàn riêng. Điều trị nội ngoại khoa ở đây chỉ đề cập đến 3 kiểu còn lại.

   

Rung nhỉ (Atrial Fibrillation)

RUNG NHĨ

   

gigigi

2013-09-12 191209

Tiện ích