Bạn đang truy cập: Trang chủ Đào tạo Các bài giảng
   
bltinhmach

Tổng quan bệnh lý tĩnh mạch

   
stcap1

Suy tim cấp- phù phổi cấp

   
   
tampo

Chèn ép tim cấp

   
   
   

Tăng huyết áp hệ thống động mạch

Tăng huyết áp hệ thống động mạch

- ở người lớn khi đo huyết áp theo phương pháp Korottkof, nếu huyết áp (HA) tâm thu ≥ 140mmHg và hoặchuyết áp tâm trương ≥ 90mmHg thì được gọi là tăng huyết áp hệ thống động mạch.

- Hoặc khi đo huyết áp liên tục trong 24 giờ, nếu trung bình huyết áp trong 24h ≥ 135/85mmHg thì được gọi là tăng huyết áp.

- HA trung bình = HA tâm thu + 2 x HA tâm trương/3

Nếu HA trung bình ≥ 110mmHg được gọi là tăng HA.

   
mach vanh

Cập nhật những kiến thức về bệnh mạch vành mạn tính

I. ĐẠI CƯƠNG
A - MÔ TẢ. BỆNH CĂN

Bệnh mạch vành (BMV) là bệnh của sự tổn thương các thành động mạch vành tim, mà nguyên nhân của tổn thương ấy trong >90% trường hợp là do các mảng xơ vữa-huyết khối tại các động mạch vành (thường chỉ ở các mạch vành lớn bề mặt).
Các mảng xơ vữa-huyết khối nói trên làm cho động mạch vành nào bị bệnh như thế sẽ không hoàn thành tốt chức năng chuyển máu, y học gọi trạng thái sinh lý bệnh ấy là 'suy vành' hoặcthiểu năng vành. Nhưng tất cả hậu quả thiệt thòi do trạng thái ấy đều dồn cho cơ tim gánh chịu, chính xác là từng vùng nhỏ 'cục bộ' cơ tim tương ứng (vốn do nhánh MV đó phụ trách nuôi) sẽ bị mộttrạng thái sinh lý bệnh gọi là thiếu máu cục bộ (TMCB - ischemia) (xin chớ gọi "tắt" là TM - anemia!): cụ thể là bị sự giảm tưới máu, giảm Cung (cung cấp máu mang ôxy) khi tĩnh và nhất là khi hoạt động. Chính TMCB chỉ ở một vùng cơ tim như vừa nêu là cốt lõi các đặc điểm bệnh học, lâm sàng, cận lâm sàng và cả một phần điều trị học của bệnh này. Bởi vậy cách gọi "Bệnh tim thiếu máu cục bộ" (BTTMCB) - IHD là bệnh danh được WHO chính thức khuyến cáo.
Tự bệnh nhân (bn) cảm nhận triệu chứng nổi bật là các cơn Đau ngực với khá nhiều đặc trưng. William Heberden từ hơn 220 năm trước đã mô tả triệu chứng này với thuật ngữ Angina pectoris (Cơn đau thắt ngực).

   

Còn ống động mạch

CÒN ỐNG ĐỘNG MẠCH
Còn ống động mạch

(TBS) chiếm khoảng 10% các bệnh tim bẩm sinh (1 trong 2000 đến 5000 trẻ sơ sinh). Dòng shunt th­ường nhỏ và ít triệu chứng lâm sàng, trừ khi đã có biến chứng.
Diễn biến tự nhiên của bệnh phụ thuộc vào kích th­ước của ống động mạch và mức độ dòng shunt trái phải. Nếu không đ­ược điều trị có thể dẫn đến suy tim ứ huyết do quá tải buồng tim trái. Trong thực tế rất ít gặp ống động mạch tự đóng sau khi trẻ ra đời (trừ các tr­ường hợp rất sớm) mà th­ường phải đóng ống bằng phẫu thuật hay đóng qua da bằng dụng cụ. Nếu ống động mạch để quá muộn mà chư­a đ­ược can thiệp nh­ư ở ngư­ời tr­ưởng thành thì có thể gặp các rối loạn nhịp như­ cuồng nhĩ hoặc rung nhĩ, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, tăng sức cản mạch phổi cố định (hội chứng Eisenmenger)

   

gigigi

2013-09-12 191209

Tiện ích