Bạn đang truy cập: Trang chủ Thầy thuốc của bạn Kinh nghiệm Vỗ rung tác dụng tốt cho hầu hết bệnh nhân sau mổ tim phổi

Vỗ rung tác dụng tốt cho hầu hết bệnh nhân sau mổ tim phổi

Email In PDF.

vorung

Đa số các bệnh phổi đều có sự tăng tiết chất đờm dãi. Loại dịch tiết chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh này nếu ứ đọng lâu trong phổi sẽ đặc quánh lại, dính vào thành phế quản. Việc vỗ rung ngực giúp đờm dễ thoát ra hơn.

Đờm kích thích niêm mạc phế quản, gây phản xạ ho. Ho có tác dụng tống đờm hoặc dị vật ra ngoài. Nhưng ho nhiều về đêm lại làm cho người bệnh mất ngủ và mệt mỏi. Vậy làm thế nào để đưa thật nhiều đờm ra ngoài mà không phải ho bị động? Người ta đã đề xuất phương pháp vỗ rung lồng ngực.

Vỗ rung lồng ngực thường được áp dụng trong điều trị các bệnh phổi có tiết nhiều đờm, gồm các bệnh giãn phế quản, viêm phế quản mạn tính, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, áp-xe phổi ở giai đoạn ộc mủ, những trường hợp ốm phải nằm lâu ngày ít cử động, người bị liệt... Phương pháp này giúp cho đường thở thông thoáng, không khí ra vào phổi nhiều hơn, góp phần tích cực vào việc phục hồi chức năng bộ máy hô hấp. Điều trị bằng kỹ thuật vỗ rung lồng ngực, không dùng thuốc là cách giảm kinh phí điều trị và rút ngắn thời gian nằm viện của người bệnh. Phương pháp này có thể thực hiện rộng rãi ở bệnh viện cũng như ở tại gia đình bệnh nhân. Người thực hiện có thể là bác sĩ, Điều dưỡng, người nhà hoặc chính người bệnh.

vorung

Đa số các bệnh phổi đều có sự tăng tiết chất đờm dãi. Loại dịch tiết chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh này nếu ứ đọng lâu trong phổi sẽ đặc quánh lại, dính vào thành phế quản. Việc vỗ rung ngực giúp đờm dễ thoát ra hơn.

Đờm kích thích niêm mạc phế quản, gây phản xạ ho. Ho có tác dụng tống đờm hoặc dị vật ra ngoài. Nhưng ho nhiều về đêm lại làm cho người bệnh mất ngủ và mệt mỏi. Vậy làm thế nào để đưa thật nhiều đờm ra ngoài mà không phải ho bị động? Người ta đã đề xuất phương pháp vỗ rung lồng ngực.

Vỗ rung lồng ngực thường được áp dụng trong điều trị các bệnh phổi có tiết nhiều đờm, gồm các bệnh giãn phế quản, viêm phế quản mạn tính, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, áp-xe phổi ở giai đoạn ộc mủ, những trường hợp ốm phải nằm lâu ngày ít cử động, người bị liệt... Phương pháp này giúp cho đường thở thông thoáng, không khí ra vào phổi nhiều hơn, góp phần tích cực vào việc phục hồi chức năng bộ máy hô hấp. Điều trị bằng kỹ thuật vỗ rung lồng ngực, không dùng thuốc là cách giảm kinh phí điều trị và rút ngắn thời gian nằm viện của người bệnh. Phương pháp này có thể thực hiện rộng rãi ở bệnh viện cũng như ở tại gia đình bệnh nhân. Người thực hiện có thể là bác sĩ, y tá, người nhà hoặc chính người bệnh


Kỹ thuật vỗ trên thành ngực

Nguyên tắc: Dùng tay vỗ nhẹ vào ngực nhằm tạo nên các sóng xung lực tác động qua thành ngực truyền vào phổi, làm các cục đờm ứ đọng dính vào phế quản bị bong ra rồi đờm được dẫn lưu vào phế quản lớn và ho tống ra ngoài.

Thao tác: Dùng bàn và ngón tay khép chụm lại để khi vỗ tạo được một đệm không khí giữa tay và thành ngực. Vai, khuỷu tay, cổ tay người vỗ phải giữ ở tư thế thoải mái, mềm mại. Hai tay vỗ nhịp nhàng, đều đặn, di chuyển trên thành ngực từ cao xuống thấp. Vỗ nhịp nhàng, tốc độ vỗ đều đều tạo nên sự thư giãn, dễ chịu cho người bệnh. Không nên vỗ quá mạnh, quá nhanh làm đau và khó chịu cho người bệnh.

Phải vỗ liên tục từ đầu cho đến lúc kết thúc khoảng 3-5 phút, không tùy tiện dừng lại. Nếu người làm mỏi tay không giữ được nhịp điệu hoặc người bệnh muốn ho thì có thể kết thúc động tác vỗ, chuyển sang rung.

Kỹ thuật rung lồng ngực

Nguyên tắc: Động tác lắc và rung lồng ngực bổ sung cho kỹ thuật vỗ, tạo lực thúc đẩy đờm dễ thoát ra ngoài.

Thao tác: Kỹ thuật rung thường được tiến hành sau thao tác vỗ lồng ngực. Để hai bàn tay áp xuống ngực người bệnh hoặc đặt tay nọ chồng lên tay kia ở vị trí sau lưng, trước ngực hoặc hai bên phải trái lồng ngực. Rung với lực vừa phải, nhẹ nhàng, tránh gây đau hoặc khó chịu cho người bệnh. Nếu đặt hai tay đè lên nhau thì dùng bàn tay phía trên rung là được.

Chú ý khi vỗ, rung:

Tổng thời gian vỗ và rung không quá 30-40 phút.

Tư thế bệnh nhân nên để nằm sấp, đầu dốc.

Chuẩn bị cho người bệnh điều kiện như giường nằm thoải mái, thoáng, có một bô để đựng đờm. Trong lúc thao tác phải quan sát sắc thái của người bệnh để điều chỉnh kịp thời.

Khi vỗ, rung, nhắc bệnh nhân cố nhịn ho. Đến khi buồn ho nhiều thì gắng sức ho khạc cho đờm, mủ tống ra được nhiều. Sau 30 phút đến 1 giờ, các chất đờm dãi còn ra tiếp. Để bệnh nhân ngồi dậy từ từ và ho khạc tiếp để đưa đờm ra ngoài.

Ý kiến bạn đọc (0)add comment

Viết Ý kiến bạn đọc
Thu nhỏ cửa sổ | Phóng to của sổ

busy
 

gigigi

2013-09-12 191209

Tiện ích