Bạn đang truy cập: Trang chủ Thầy thuốc của bạn Kinh nghiệm Thức ăn giàu vitamin K có lợi cho người bệnh tim mạch

Thức ăn giàu vitamin K có lợi cho người bệnh tim mạch

Email In PDF.

Hạn chế bệnh tim mạch: Vitamin K có tác dụng giúp ngăn ngừa xơ cứng động mạch ở nhóm người mắc bệnh mạch vành và suy tim, bảo vệ thành lớp lót động mạch không bị tổn thương.

* Hạn chế bệnh giãn tĩnh mạch: Nếu cơ thể thiếu hụt vitamin K sẽ làm cho tính hoạt hoá của protein GLA bị suy giảm, đây là protein có vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khoẻ tĩnh mạch, nếu protein GLA bị suy yếu thì rủi ro mắc bệnh giãn tĩnh mạch rất cao.

* Giảm bệnh tiểu đường: Như đã đề cập ở trên vitamin K có vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì quá trình bài tiết và sử dụng insulin của cơ thể và giảm được tới gần 20% rủi ro mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 ở người lớn.

Những tác dụng tích cực khác của vitamin K:

* Phòng ngừa ung thư: Theo nghiên cứu của Bệnh viện Mayo Clinic (Mỹ), vitamin K2 có tác dụng giảm tới 32% rủi ro tử vong vì ung thư và 14% rủi ro mắc các loại bệnh ung thư, như ung thư gan, kết tràng, dạ dày, vòm họng, đồng thời có tác dụng tốt trong việc trị bệnh ung thư phổi, gan và máu trắng. Ngoài ra, nếu khẩu phần ăn giàu vitamin K2 còn làm giảm được tới 35% ung thư tuyến tiền liệt ở đàn ông.

* Tăng cường tỷ trọng xương: Vitamin K là dưỡng chất vô cùng quan trọng cho xương, đóng vai trò giống như một chất keo sinh học, lưu giữ canxi trong xương và được xem là dưỡng chất có thành phần không khác gì thuốc Didronel (thuốc trị bệnh loãng xương ở phụ nữ).

Giảm 20% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường:

Đái tháo đường là căn bệnh đang có chiều hướng gia tăng ở khắp mọi nơi - tại Mỹ có gần 11% người lớn (khoảng 23 triệu người) mắc bệnh đái tháo đường typ 2; tại Việt Nam, tỷ lệ này vào khoảng 4,9% theo số liệu thống kê chưa đầy đủ...

Trung tuần tháng 6 vừa qua, Hãng tin Anh Reuters cho biết, sau khi kết thúc nghiên cứu dài kỳ trên 10 năm ở 38.000 người lớn, các nhà khoa học Anh đã phát hiện thấy khẩu phần ăn giàu hàm lượng vitamin K sẽ giảm được tới trên 20% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường (đái tháo đường) typ 2. Qua nghiên cứu, các nhà khoa học còn phát hiện thấy vitamin K (K1 và K2) đều có tác dụng tốt. Nguyên lý làm việc của vitamin K là giúp cơ thể giảm nguy cơ viêm nhiễm theo hệ thống, cải thiện khả năng sử dụng insulin của cơ thể. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, việc thiếu hụt vitamin K gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình bài tiết insulin và kiểm soát đường huyết, giống như triệu chứng ở những người mắc bệnh ĐTĐ.

Bổ sung bao nhiêu vitamin K là hợp lý ?

Vitamin K có nhiều trong các loại rau xanh dạng lá (như rau bina, bắp cải, cải xoăn, súp lơ v.v...) chiếm khoảng 90% lượng vitamin K mà cơ thể hấp thu. Vitamin K còn có trong thịt, pho-mat và trứng; cũng có nhiều trong thức ăn cổ điển của người Nhật làm từ đậu nành lên men có tên là Natto (nên người ta cũng lợi dụng quá trình lên men để sản xuất ra loại vitamin này).

Vitamin K là loại vitamin hoà tan trong mỡ, vì vậy để giúp cơ thể hấp thụ tốt thì nên ăn kèm theo một lượng mỡ nhất định. Riêng loại Vitamin K3 hoặc Menddione là dạng vitamin tổng hợp do con người sản xuất, giới chuyên môn khuyến cáo dùng hạn chế. Tốt nhất, chỉ nên dùng Vitamin K1 và K2 có trong thực phẩm.

Theo số liệu thống kê, hầu hết mọi người không được cung cấp đủ lượng vitamin K cho cơ thể. Viện Y học Mỹ khuyến cáo mỗi ngày nên bổ sung 120 mcg vitamin K cho nam giới và 90 mcg đối với phụ nữ, mức này sẽ giúp máu tuần hoàn tốt, có lợi cho xương, tim mạch và hệ miễn dịch. Riêng nhóm người mắc bệnh đái tháo đường nên dùng liều cao hơn, có thể từ 250-360 mcg. Trọng tâm đến các loại rau xanh dạng lá thẫm và thực phẩm lên men. Trường hợp thiếu các nguồn thực phẩm này có thể uống thuốc bổ, nhất là nhóm người có rủi ro loãng xương, hoặc mắc bệnh tim mạch và đái tháo đường cao.

Ý kiến bạn đọc (0)add comment

Viết Ý kiến bạn đọc
Thu nhỏ cửa sổ | Phóng to của sổ

busy
 

gigigi

2013-09-12 191209

Tiện ích