Bạn đang truy cập: Trang chủ Thầy thuốc của bạn Tư vấn chữa bệnh

Tư vấn chữa bệnh

alt

Tăng tiết mồ hôi và cách điều trị bằng mổ nội soi

Tăng tiết mồ hôi và cách điều trị bằng mổ nội soi

Căn bệnh này khiến mồ hôi ra nhiều ở bàn tay, hố nách và bàn chân. Đa phần bệnh nhân than phiền rằng họ gặp rắc rối trong khi làm việc và giao tiếp, ví dụ như khi bắt tay, cầm bút, đánh máy và nắm tay người yêu. Tuy nhiên, căn bệnh này có thể chữa khỏi nhờ mổ nội soi ngực cắt hạch giao cảm.

Rất nhiều chức năng của cơ thể được kiểm soát bằng hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Chúng có vai trò cạnh tranh và đối lập đối với nhiều chức năng của cơ thể như nhịp tim, bài tiết mồ hôi. Tuy chưa biết rõ nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi nhưng các bác sĩ biết rằng nó chịu sự kiểm soát của hệ thần kinh giao cảm. Ngoài ra, các yếu tố như stress, cảm xúc, việc luyện tập... cũng góp phần làm tăng tiết mồ hôi. Ở những người bị bệnh nặng, triệu chứng này có thể xuất hiện một cách tự nhiên, không cần yếu tố kích thích. Khoảng 1% dân số Mỹ bị chứng tăng tiết mồ hôi.

Tất cả các phương pháp điều trị không phải ngoại khoa đều chỉ là tạm thời. Trong khi đó,mổ nội soi ngực cắt hạch giao cảm (ETS)đơn giản mà lại đạt hiệu quả cao, làm ngừng sự ra mồ hôi quá mức ở tay, và đôi khi cũng giúp giảm một phần sự ra mồ hôi nhiều ở chân và hố nách.

Một ống nội soi và các dụng cụ nhỏ xíu được đưa vào lồng ngực qua những lỗ có kích thước bằng đầu sợi rơm. Thông qua những chiếc lỗ gần phía dưới nách, bác sĩ sẽ cắt bỏ dây thần kinh kích hoạt việc tiết mồ hôi.

Mổ nội soi có ưu thế hơn hẳn so với phương pháp mổ phanh cổ điển. Các ca mổ phanh thường kéo dài hơn và gây tổn thương nhiều hơn (bác sĩ phải mở một đường lớn ở ngực, cắt cơ, tách xương sườn để tiếp cận dây thần kinh giao cảm). Phần lớn bệnh nhân phẫu thuật ETS được ra viện trong cùng ngày hoặc ngày hôm sau và có thể bắt đầu các hoạt động của mình gần như ngay lập tức.

Bạn quan tâm đến phương pháp điều trị này xin liên hệ

TS. Phạm Hữu Lư Khám và tư vấn

 hoặc gọi điện :0913572381

   
lk 1

Lời khuyên cho bệnh nhân suy tĩnh mạch

18 Lời khuyên cho bệnh nhân Suy tĩnh mạch

Vận động bắp chân cùng với mang vớ y khoa là hai phương pháp quyết định sự thành công của điều trị suy tĩnh mạch. Khi bắp chân vận động sẽ nở ra từng đợt theo nhịp bước của chân và ép vào tĩnh mạch tạo ra một nhát bơm máu về tim. Cần hiểu rõ vận động như thế nào là có lợi nhất cho tĩnh mạch.

1. Ăn đủ chất xơ, tránh bị táo bón

Đảm bảo khẩu phần ăn hằng ngày có đủ chất xơ như trái cây, rau quả tươi, ngũ cốc, rau củ, … để tránh bị táo bón.

2. Đảm bảo nhu cầu 2 lít nước mỗi ngày

Nhu cầu nước mỗi ngày cho cơ thể một người lớn là 2 lít nước (bao gồm: nước uống và cả những thức ăn hoặc thức uống có nước), đặc biệt khi thời tiết nóng.

3. Nên mang giày đế mềm, gót thấp. Không nên mang giày cao gót

Nên bước đi tự nhiên bằng cả bàn chân.

4. Không nên mặc quần áo quá chật (bó sát quá)

Không nên mặc những loại quần áo chật, đặc biệt là bó sát ở vùng chậu và hông. Quần áo bó chật làm cản trở máu lưu thông.

5. Nên vận động nhiều, đi bộ hàng ngày

Đi cầu thang bộ thay vì dùng thang máy.Â
Có nhiều cơ hội để tập tĩnh mạch: ở cao ốc văn phòng, ở các trung tâm mua sắm, ở chung cư … Nên dùng thang bộ vì sức khỏe tĩnh mạch của bạn.

6. Ngồi đúng tư thế, tránh đè ép lên mặt dưới đùi

Không ngồi đong đưa chân, nên ngồi tư thế chắc chắn: chân chạm đất, để mặt dưới đùi vừa chạm ghế hoặc hổng trên mặt ghế, sao cho mặt ghế không tỳ lên mặt dưới đùi vì sẽ làm cản trở lưu thông máu tĩnh mạch chạy dọc mặt sau đùi.

7. Nếu công việc của bạn buộc phải đứng liên tục thì nên thay đổi tư thế thường xuyên

Bạn có thể chạy tại chỗ mà vẫn làm việc được, nó sẽ giúp làm giảm tải lên hệ thống tĩnh mạch của bạn.

8. Tránh khiêng vác nặng

Xách nặng (ví dụ như đi chợ, mua sắm) sẽ làm cho máu dồn xuống chân nhiều hơn và làm cho tĩnh mạch càng bị quá tải. Cố gắng tránh xách nặng, hãy để tất cả lên xe đẩy.

9. Nên xoay tròn bàn chân trên gót chân

Xoay từ trái qua phải, và ngược lại.

10. Nên nhón gót khi phải ngồi lâu. Lặp lại nhiều lần

Tập nhón gót – đứng cùng lúc cả hai bàn chân lên đầu các ngón chân, lặp lại nhiều lần.

11. Hoặc nhịp chân khi phải ngồi lâu. Lặp lại nhiều lần

Nhấc mũi bàn chân lên xuống giống như động tác nhịp chân. Cố gắng nâng bàn chân lên tối đa cho đến khi không thể nhấc lên được nữa. Lặp lại nhiều lần.

12. Hoặc đá chân co duỗi hai chân xen kẽ khi ngồi lâu

Co và duỗi nhẹ hai chân xen kẽ nhau (đá chân trước sau xen kẽ), kết hợp nhón gót (lúc co chân lại) và nhấc bàn chân (lúc duỗi chân ra).

13. Nên tập những môn thể thao có động tác nhịp nhàng và nhẹ nhàng

Ví dụ như: đi bộ, chạy bộ, khiêu vũ, bơi lội, đạp xe, …

14. Không nên chơi những môn thể thao cử động nhanh, mạnh và chuyển 
hướng đột ngột gây chấn động lên hệ tĩnh mạch chân

Các môn thể thao nặng (cử tạ, tập thể hình, chạy tốc độ, nhảy cao, nhảy xa, …), các môn có đối đầu căng thẳng (tennis, cầu lông, …), những môn chơi với bóng (bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, …).

15. Kê chân cao khi ngủ

Thư dãn nghỉ ngơi và ngủ: nên kê chân cao hơn tim khoảng 15 cm.

16. Sau khi tắm xong nên xối chân lại bằng nước lạnh

Nước lạnh sẽ làm co thắt tĩnh mạch, giúp cho sự vận chuyển máu hồi lưu về tim dễ dàng hơn.
Tránh tắm nước nóng.

17. Sau khi tắm hơi, tắm bồn nên xối chân lại bằng nước lạnh

Tắm hơi và ngồi ngâm mình trong nước nóng (Jacuzzi) cũng được, nhưng sau đó bạn phải nhớ xối chân lại bằng nước lạnh và nằm gác chân cao.

18. Không nên phơi nắng nhiều, nắng nóng có hại cho tĩnh mạch của bạn

Chúng ta thường thích tắm nắng. Nhưng nắng nóng có hại cho tĩnh mạch của bạn. Bạn nên chọn nơi có bóng mát, và nếu có điều kiện bạn nên đi dạo trên bờ biển bằng cách lội chân trần trong nước biển lạnh.

   
ab

KHÁM TƯ VẤN BỆNH SUY TĨNH MẠCH

KHÁM TƯ VẤN BỆNH SUY TĨNH MẠCH


Nhằm nâng cao khám và điều trị bệnh suy giãn Tĩnh Mạch nông chi dưới cho nhân dân trong cộng đồng, Khoa Phẫu thuật Tim mạch và lồng ngực – Bệnh viện HN Việt Đức triển khai khám và tư vấn cho người mắc bệnh " Suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới"

Â



KHOA PT TIM MẠCH VÀ LỒNG NGỰC BỆNH VIỆN HN VIỆT ĐỨC
PHÒNG KHÁM 127 TẦNG 1 NHÀ C2 KHU KHÁM BỆNH

Điện thoại phòng khám: 04.38253531 nhánh 392
Điện thoại tư vấn: 0916393842 - 0988558245
Email: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.

Â

Bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp nào, tùy thuộc vào tình trạng lâm sàng của bệnh: độ lớn của tĩnh mạch bị dãn, có biến chứng không, nguy cơ của tĩnh mạch dãn…

Điểm chung của các phương pháp xâm lấn là nhằm loại bỏ vĩnh viễn các tĩnh mạch dãn nổi dưới da (các tĩnh mạch nông), hoàn toàn không can thiệp vào hệ tĩnh mạch sâu. Mục đích là để thẩm mỹ, để điều trị hoặc phòng ngừa những biến chứng có thể xảy ra (như khả năng hình thành huyết khối cao đối với các tĩnh mạch ngoằn nghoèo gấp khúc quá nhiều).

Cũng cần nhắc lại là hệ tĩnh mạch nông chỉ có tác dụng “thu gom” dịch và các chất thải chuyển hóa để đưa vào tĩnh mạch sâu. Từ đó, tĩnh mạch sâu sẽ “vận chuyển” máu về tim, sau khi đã qua thận và gan để lọc chất dơ, sau đó đưa lên phổi để đổi lấy ô-xy. Như vậy, sau khi loại bỏ tĩnh mạch nông, các chất dịch dơ sẽ được thu gom bằng các tĩnh mạch còn lại hoặc tân sinh các mạch máu, hoặc bằng hệ thống bạch huyết tại chỗ.

BẮN LASER QUA DA

Là dùng năng lượng laser “bắn” qua da để đốt những mạch máu nhỏ li ti nổi lên bề mặt da (tĩnh mạch mạng nhện). Sức nóng laser sẽ làm mạch máu teo lại và tắc vĩnh viễn. Mạch máu chết sẽ ẩn dưới da.

Phương pháp này chỉ áp dụng cho các tĩnh mạch mạng nhện (các sợi gân đỏ li ti nổi dưới da) mà không dùng cho các tĩnh mạch lớn hơn.

CHÍCH XƠ

 Là dùng một loại th tạo bọt đặc biệt tiêm vào tĩnh mạch dãn để làm đông khô tĩnh mạch lại. Loại thuốc này khi tiếp xúc với máu trong tĩnh mạch sẽ nhanh chóng đông lại, làm tắc vĩnh viễn mạch máu này (giống như đổ xi măng). Qua thời gian, đoạn tĩnh mạch chết sẽ teo lại và ẩn dưới da.

Tùy theo độ lớn tĩnh mạch mà dùng nồng độ thuốc khác nhau. Tĩnh mạch càng lớn thì độ đậm đặc càng cao. Tĩnh mạch nhỏ quá thì không chích xơ được, phải đốt laser qua da.

 PHẪU THUẬT TƯỚC TĨNH MẠCH

Tước tĩnh mạch có thể dùng dụng cụ hoặc không. Nguyên tắc là rạch da hai đầu tĩnh mạch cần lấy bỏ, sau khi cầm máu, rút bỏ tĩnh mạch dãn. Phương pháp này không để lại tĩnh mạch dưới da như phương pháp khác, do đó không thấy “một đường xanh” ẩn dưới da sau khi làm thủ thuật.

RẠCH TĨNH MẠCH LẤY CỤC MÁU ĐÔNG

Khi tĩnh mạch bị tắc gây phù chân bên dưới chỗ tắc. Tùy theo tình trạng lâm sàng, bác sĩ sẽ quyết định thời điểm thích hợp để rạch lấy đi cục máu đông, nhằm giải áp cho mạch máu, tạo sự lưu thông trở lại bình thường. Nếu điều trị nội khoa làm tan mạch máu được thì có thể không cần phải làm thủ thuật này.

ĐỐT NỘI MẠCH BẰNG LASER HOẶC SÓNG RADIO (RFA)

Đây là kỹ thuật hiện đại nhất hiện nay. Tuy nhiên, cũng giống như phương pháp phẫu thuật tước tĩnh mạch, mục đích của phương pháp này là loại bỏ vĩnh viễn các tĩnh mạch nông bị dãn và lớn, còn tương đối thẳng. Nếu đã ngoằn nghoèo và gấp khúc nhiều, không làm được phương pháp này vì không thể luồn dây trong lòng mạch được.

Kỹ thuật cơ bản là luồn một sợi dây kim loại thật mảnh vào trong tĩnh mạch (có camera hoặc không), từ dưới lên, đến vị trí cần thiết, sau đó bấm nút khởi động trong vài giây, sức nóng của laser hoặc RF sẽ làm teo đầu trên của mạch máu, làm tắc đường về và chết mạch máu vĩnh viễn. Qua thời gian, mạch máu sẽ khô đi, để lại một đường gân xanh đen dưới da.

   
Figure 1 : Anatomie de la carotide

Hẹp động mạch cảnh và cách điều trị

Hẹp động mạch cảnh là gì ?

Động mạch cảnh nằm ở cổ (hình 1). đi vào não bộ để cung cấp oxy cần thiết để hoạt động .Nó có đường kính trung bình 4 mm. Động mạch này có thể bị chặn bởi sự xơ vữa (chất béo) trong thành của động mạch gây hẹp (giảm kích thước) (Hình 2).

Hình 1: Cấu tạo của động mạch cảnh

Hình 2: hẹp động mạch cảnh

Đột quỵ thiếu máu cục bộ là gì?

Đột quỵ thiếu máu cục bộ (đột quỵ) là kết quả của tình trạng thiếu oxy trong một phần của não. Nó có thể do từ nhiều nguyên nhân, kết quả của một huyết khối (tắc) của động mạch cảnh trong hoặc tắc mạch (di cư của một cục máu đông hoặc mảnh xơ vữa) từ hẹp động mạch cảnh . Trong cả hai trường hợp, một phần của não được ít tưới máu. Sẽ có tổn hại thần kinh (liệt) ít nhiều tương ứng với vùng não bị thiếu máu. Sự thiếu máu có thể ảnh hưởng đến toàn bộ bên của cơ thể (liệt nửa người) hoặc một phần (chi trên và chi dưới) cơ thể và đôi khi kết hợp với liệt mặt và / hoặc rối loạn ngôn ngữ. Sự tổn hại thần kinh là ở phía đối diện với tổn thương động mạch (tỏn thương phía bên phải của cơ thể trong một hẹp động mạch cảnh trái và ngược lại).

Đột quỵ có thể thoáng qua (thiếu máu cục bộ thoáng qua) nếu sự hồi phục trong vòng vài giờ. Nếu can thiệp điều trị sớm . Phục hồi sau đó được thực hiện trong một hơn hay ít hoàn thành trong vài tuần. Đôi khi để lại những di chứng đáng kể và lâu dài.

Trong một số trường hợp, ảnh hưởng đến khả năng tầm nhìn tắc động mạch võng mạc trung tâm, dẫn đến mất thị lực tạm thời hoặc vĩnh viễn. Trong trường hợp này mắt bị ảnh hưởng là cùng bên với tổn thương động mạch cảnh.

Tại Pháp, tỷ lệ đột quỵ hàng năm (số trường hợp mới mỗi năm) là 2/1000 dân (mọi lứa tuổi) với 15 đến 20% tử vong trong tháng đầu tiên và 75% sống sót bệnh nhân để lại di chứng. Tỷ lệ (tần số của bệnh trong dân số) là 5 / 1.000 dân (mọi lứa tuổi). Tuổi trung bình của khởi phát đột quỵ là 71 tuổi đối với nam và 76 tuổi đối với nữ và 25% nạn nhân bị đột quỵ là dưới 65. Những đột quỵ, 25% có liên quan đến tổn thương xơ vữa động mạch cảnh.

kiểm tra chính để phát hiện hẹp động mạch cảnh là gì?

Siêu âm Doppler là một kiểm tra đơn giản và không gây đau đớn mà đánh giá mức độ nghiêm trọng của hẹp động mạch cảnh.Đánh giá này sẽ được sử dụng để đo lường mức độ nghiêm trọng của hẹp bằng cách đánh giá tỷ lệ thu hẹp của động mạch.Điều này là rất quan trọng bởi vì nó sẽ xác định quá trình hành động vis-à-vis hẹp.Nếu hẹp là lớn hơn 60%, một Angio-CT thường xuyên hơn hoặc MR chụp động mạch sẽ được yêu cầu để phân tích chính xác hơn của hẹp động mạch cảnh.Các Angio-CT hoặc MR chụp động mạch sẽ xác định mức độ hẹp động mạch cảnh, phân tích não cho các động mạch khác và nhu mô não để đánh giá những hậu quả của hẹp của mạch máu não.

Các phương pháp điều trị chính là gì? Những rủi ro của các phương pháp điều trị là gì?

Các lựa chọn điều trị phụ thuộc vào hai tiêu chí chính: đánh giá mức độ hẹp tỷ lệ phần trăm và có triệu chứng hoặc không phải là hẹp. Các chỉ định điều trị cũng phụ thuộc vào hình thái của mảng bám xơ vữa động mạch cũng như các tiêu chí chung chung cho bất kỳ phẫu thuật (tuổi, bệnh tim, hô hấp vv ...). Các lựa chọn điều trị sẽ được với các bác sĩ phẫu thuật mạch máu trong một quyết định về lựa chọn điều trị thông tin khác nhau.

Điều trị nội khoa:

Cho hẹp động mạch cảnh, điều trị nội khoa kết hợp kiểm soát các yếu tố nguy cơ tim mạch và điều trị kháng tiểu cầu và statin (làm giảm cholesterol trong máu). Theo dõi điều trị được thực hiện bằng siêu âm duplex hoặc nửa năm một lần tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hẹp. Nếu hẹp là vừa phải, điều trị nội khoa là đủ đến giám sát thường xuyên.

Điều trị phẫu thuật:

Nếu hẹp động mạch cảnh nặng, điều trị tiêu chuẩn là phẫu thuật với thực hiện Bóc nội mạc cảnh (loại bỏ các mảng bám). Quy trình này có thể được thực hiện dưới gây mê toàn thân hoặc khu vực (gây tê cổ).Các bác sĩ phẫu thuật, sau khi một vết rạch dọc ở cổ, sẽ mở động mạch cảnh để loại bỏ các mảng bám (Hình 3-4) và sau đó hoặc đóng động mạch trực tiếp (eversion khâu trực tiếp) (Hình 5-6) được khâu vá (mỗi giả cụ thể) (hình 7) để mở rộng động mạch. Trong một số trường hợp, nó có thể là cần thiết để thay thế cho phẫu thuật bắc cầu động mạch (hình 8). Thời gian của sự can thiệp là trên trung bình 1-2 giờ. Để bảo vệ não, kỹ thuật khác nhau được sử dụng trong quá trình phẫu thuật. Giám sát tác bài có thể được thực hiện trong một dịch vụ giám sát trong 24 giờ. Thời gian lưu trú của thay đổi tùy theo trung tâm của dãy phòng phẫu thuật trước nhà nước và sau khi mổ. Nó là trung bình 4-6 ngày.

Hình 3: Mở động mạch cảnh

Hình 4: endarterectomy (loại bỏ các mảng bám)

Hình 5: khâu trực tiếp

Hình 6 a, b và c: eversion endarterectomy (động mạch cảnh được quay trở lại như một chiếc vớ để loại bỏ các tấm)

Hình 6a

Hình 6b

Hình 6c

Hình 7: Vá cảnh

Hình 8: bắt cầu bằng động mạch nhân tạo.

Biến chứng rất hiếm và đã giảm đáng kể nhờ các biện pháp phòng ngừa trước và trong quá trình hoạt động. Quan trọng nhất là các biến chứng tim mạch và thần kinh, bao gồm cả nguy cơ đột quỵ, thoáng qua hoặc vĩnh viễn. Tỷ lệ biến chứng này được ước tính ở mức 2% cho hẹp động mạch cảnh người chưa bao giờ đưa ra bất kỳ triệu chứng (hẹp không có triệu chứng) và 4% đối với những người đã được (bị hẹp có triệu chứng). Các biến chứng khác theo thứ tự tần số: các vết bầm tím và thành tích của các dây thần kinh ngoại vi trong khi phẫu thuật. Các biến chứng có thể dẫn đến khó khăn trong việc nói hoặc nuốt một vài ngày. Họ là rất hiếm và thường biến mất trong vòng vài ngày hoặc vài tuần

Nong động mạch cảnh

Nong động mạch cảnh endoluminal (đi qua bên trong của động mạch) lđường vào từ động mạch đùi ở vùng háng, với sự ra đời của một nong bóng kết hợp với một ống đỡ động mạch (hình 9).Kỹ thuật này, theo các khuyến nghị mới nhất của Cơ quan cao cho y tế (HAS) chỉ áp dụng cho một số bệnh nhân.

Hình 9a, b và c: cảnh nong mạch vành

Hình 9a

Hình 9b

Hình 9c

   

hội chứng Marfan

Hội chứng Marfan và điều trị

Ngoại khoa:

Điều trị hội chứng Marfan bằng cách dãn gốc động mạch chủ dẫn tới bóc tách hoặc/và hở van động mạch chủ thường xảy ra đầu tiên ở xoang Valsalva.

Điều trị hội chứng Marfan bằng cách dãn gốc động mạch chủ

Các công trình nghiên cứu rút ra sự thống nhất ý kiến rằng điều trị ngoại khoa cấp cứu phình gốc động mạch chủ sớm có dự hậu tốt hơn là can thiệp trễ và đề nghị điều trị dự phòng khi đường kính xoang Valsalva lớn hơn 5.5cm ở người lớn và lớn hơn 5.0 cm ở trẻ em. Những yếu tố khác như là tỉ lệ phát triển của đường kính động mạch chủ và tiền sử gia đình có bóc tách ĐM chủ có thể được xem la yếu tố quan trọng, đánh giá độ căng động mạch chủ thì có giá trị tiên lương

Nội khoa:

ß Blockernên dùng ở bất kỳ bệnh nhân nào có dãn động mạch chủ ở bất kỳ tuổi nào , nhưng điều trị dự phòng có thể hiệu quả hơn khi ĐK ĐM chủ<40mm

Nguy cơ bóc tách gồm: ĐK ĐM chủ >50mm, dãn ra xa hơn xoang Valsalva, mức độ dãn nhanh (> 5% mỗi năm, hay 2mm/năm ở người lớn), và tiền sử gia đình có bóc tách ĐM chủ.

Bệnh nhân Marfan ở bất kỳ tuổi nào nên được đánh giá ít nhất mỗi năm về khám lâm sàng, bệnh sử và siêu âm tim thành ngực. Ỡ trẻ nhỏ, nên siêu âm tim mỗi 6 đến 12 tháng, tần suất dựa vào ĐK động mạch chủ ( theo diện tích bề mặt cơ thể) và mức độ tăng .

Bệnh nhân mắc hội chứng Marfan nên được gợi ý phẫu thuật gốc động mạch chủ dự phòng khi đường kính xoang Valsalva lớn hơn 5.5 cm ở người lớn và lớn hơn 5.0 cm ở trẻ em.

Bệnh nhân Marfan có thai thì nguy cơ bóc tách động mạch chủ gia tăng nếu ĐK động mạch chủ quá 4 cm. Những trường hợp này phải kiểm tra tim mạch thường xuyên trong suốt lúc mang thai và khi sinh nở. Có 2 vấn đề khi có thai là nguy cơ biến chứng tim mạch cho mẹ va ønguy cơ 50% truyền hội chứng Marfan cho con .

Hoạt động thể lực nhẹ đến vừa có thể chấp nhận ở hội chứng Marfan. Các môn thể thao có thể gây ra chấn động cho cơ thể thì khuyên nên tránh xa ( như môn bóng dầu dục, lặn , cỡi ngựa) do nguy cơ tim mạch và có thể làm nặng thêm di lệch tủy tinh thể. Các bệnh nhân có phẩu thuật gốc động mạch chủ hoặc thay van động mạch chủ, hoặc cả hai thì nên hạn chế nghiêm ngặt hơn, đặc biệt nếu đang sử dụng thuốc kháng đông. Lặn có thiết bị thở nên tránh vì có nguy cơ làm khởi phát tràn khí màng phổi.

   

Chăm sóc trẻ bị tim bẩm sinh

Chăm sóc trẻ bị bệnh tim bẩm sinh

Trẻ bị bệnh tim bẩm sinh tức là đã mang căn bệnh tim suốt đời từ khi trẻ bắt đầu những giây phút đầu tiên của sự sống. Trẻ sẽ mang căn bệnh nặng nề và nguy hiểm này, tuy nhiên sẽ càng nguy hiểm khi trẻ còn nhỏ. Vì vậy, các bậc phụ huynh phải biết cách chăm sóc trẻ bị bệnh tim bẩm sinh.

Chăm sóc trẻ bị bệnh tim bẩm sinh là chăm sóc trẻ từ thể chất đến tinh thần. Trẻ bị bệnh tim bẩm sinh phải ăn nhạt (không nêm mắm muối). Tuy nhiên chế độ ăn như vậy dẫn dến trẻ sẽ rất chán ăn, từ đó dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng. Tình trạng này sẽ giảm dần khi trẻ lớn hơn nhưng đối với trẻ nhỏ, phụ huynh cần quan tâm và điều chỉnh chế độ ăn cân bằng, vừa giúp trẻ có thể ăn, vừa bảo vệ trẻ an toàn trước căn bệnh tim bẩm sinh.Đồng thời, các bậc phụ huynh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có cách chăm sóc trẻ bị bệnh tim bẩm sinh đúng cách, hợp lý và an toàn.

Những trẻ sử dụng thuốc lợi tiểu như Lasix (furosemide) sẽ dễ bị thiếu chất kali, nên ăn thêm những thực phẩm giàu kali như cam, chuối, nho, đu đủ, nước dừa,… Khi chăm sóc trẻ bị bệnh tim bẩm sinh cần hiểu được những đặc thù của bệnh và các biểu hiện của trẻ. Những trẻ mắc bệnh tim thường khó ăn do mệt, rất dễ nôn ói ngay sau khi ăn. Vì vậy, bạn nên cho trẻ ăn từ từ, chủ yếu bằng thìa, ăn nhiều bữa, mỗi bữa ít hơn bình thường; đồng thời theo dõi sát việc lên cân của trẻ để có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các bà mẹ nên chia số lần bú sữa của trẻ nhiều hơn trẻ bình thường để giúp trẻ hấp thu tốt hơn và bảo vệ trẻ an toàn hơn với bệnh tim bẩm sinh.

Tuy nhiên, ngoài những yêu cầu đặc biệt cho việc chăm sóc trẻ bị bệnh tim bẩm sinh, các bậc phụ huynh cần giữ thái độ, ứng xử với trẻ như với những đứa trẻ bình thường khác. Việc quá chăm bẩm, quá lo lắng cho tình trạng sức khoẻ của trẻ sẽ khiến trẻ cảm thấy mình bị yếu đuối, thiếu các kỹ năng tự bảo vệ, tự ti, mặc cảm.

   

Những dấu hiệu gợi ý trẻ bị mắc bệnh tim bẩm sinh

CÁC DẤU HIỆU CƠ NĂNG GỢI Ý TRẺ MẮC BỆNH TIM BẨM SINH
Có các dấu hiệu thường gặp: trẻ chậm lớn,ít vận động, hay viêm phế quản, và nhiều mồ hôi, và tím. Có những dấu hiệu khác ít gặp hơn: ngất, đau ngực khi gắng sức, phù, tắc mạnh, huyết khối.
3.1. Chậm lớn: Hay gặp ở nhóm có luồng thông trái - phải không tím, ít gặp ở nhóm có tím.
3.2. Lười vận động: Gợi ý bằng dấu hiệu thở dốc hay tím khi gắng sức. Trẻ sơ sinh ăn chậm và lười, trẻ lớn ít tham gia các hoạt động ở trường học.
3.3. Hay viêm phế quản: Hay thở nhanh, thậm chí khó thở - hay gặp trong luồng thông trái - phải không tím.
3.4. Ra nhiều mồ hôi: Hay gặp khi có suy tim do luồng thông trái - phải nhiều.
3.5. Tím: là hiện tượng tím da và niêm mạc, xuất hiện khi bão hoà ôxy 96%. Như vậy, cần lưu ý là có 1 vùng - dù thiếu ôxy, nhưng không biểu hiện tím trên lâm sàng.
3.6. Cơn ngất tím: Hay gặp nhất trong Fallot 4 thể nặng
Biểu hiện: Giai đoạn đầu trẻ kích thích, quấy khóc và tim nhanh, sau đó xuất hiện tím đen, thở rất nhanh, trẻ xỉu đi, mạnh rất nhanh ...
3.7. Đau ngực: Có thể là bình thường ở trẻ em, tuy nhiên có thể gặp trong dị dạng mạch vành, hoặc có viêm màng tim.

   
16-11-2012_4-02-56_PM

Chăm sóc bệnh nhân van tim nhân tạo

Chăm sóc bệnh nhân van tim nhân tạo

Một van tim nhân tạo được coi là lý tưởng khi nó đảm bảo các điều kiện dễ lắp đặt, bền, không bị đông máu trên van, có hiệu quả huyết động, không gây tan máu, tương đối rẻ tiền... Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một van tim nhân tạo nào hoàn hảo như vậy. Sau khi thay van, bệnh nhân cần được thăm khám thường xuyên và dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Thăm khám lần đầu sau khi phẫu thuật thay van

Sau khi được phẫu thuật thay van từ 3 - 4 tuần, người bệnh cần đi khám lại lần đầu tiên. Mục đích để đánh giá chức năng van tim nhân tạo; Đánh giá hiệu quả của thuốc chống đông máu; Phát hiện dấu hiệu tan máu; Phát hiện các dấu hiệu nhiễm khuẩn; phát hiện các dấu hiệu khác: nhồi máu cơ tim, rối loạn dẫn truyền; Đánh giá tình trạng toàn thân, tâm thần kinh của bệnh nhân khi mang van tim nhân tạo

Khi khám lâm sàng cần chú ý nghe tiếng van nhân tạo. Nếu không có tiếng kêu của van cơ học, cần nghĩ đến huyết khối hình thành trên vòng van cơ học. Nếu bệnh nhân trước khi thay van bị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn thì cần chú ý đến những dấu hiệu toàn thân như da xanh, niêm mạc, nhiệt độ, tiền sử sốt kéo dài.

Những thăm dò, xét nghiệm cần thực hiện

- Điện tâm đồ

- Chụp Xquang tim phổi thẳng.

- Siêu âm Doppler tim: rất quan trọng. Siêu âm cho biết những thông tin về hẹp/hở van, đánh giá các tổn thương phối hợp, kích thước nhĩ trái, thất trái, chức năng tim, tình trạng màng ngoài tim, áp lực động mạch phổi. Siêu âm rất quan trọng đối với bệnh nhân vì nó cho phép đánh giá hiệu quả điều trị phẫu thuật cũng như những thông số cơ bản giúp cho sự theo dõi về sau.

- Công thức máu, tiểu cầu.

- Sinh hóa máu: urê, đường, creatinin, điện giải đồ, men LDH.

- Đông máu: tỷ lệ prothrombin, INR.

Các van tim nhân tạo đều có một mức độ hẹp nhất định và vì thế thông số siêu âm lần đầu được coi là những thông số cơ bản giúp cho việc so sánh về sau. Một số thăm dò không chảy máu khác (ví dụ cộng hưởng từ tim) có tác dụng đánh giá hoạt động của van và chức năng thất trái nhưng chỉ tiến hành đối với những chỉ định đặc biệt. Soi hoạt động van dưới màn tăng sáng chỉ có hiệu quả đối với van Bjork-Shiley. Chụp cộng hưởng từ hoặc chụp động mạch phóng xạ hạt nhân (radionuclide angiography) chỉ định đối với những bệnh nhân rối loạn hoạt động van nhân tạo do suy chức năng tâm thu thất trái và một số thông số không lấy được trên siêu âm tim. Cộng hưởng từ hạt nhân được khuyến cáo là an toàn đối với tất cả các van nhân tạo được lưu hành hiện nay.

Phẫu thuật thay van tim

Theo dõi bệnh nhân không có biến chứng

Đối với bệnh nhân mang van nhân tạo có tình trạng lâm sàng ổn định thì mục đích quan trọng nhất của khám định kỳ là theo dõi hiệu quả của thuốc chống đông kháng vitamin K vì tỷ lệ INR biến đổi nhiều dưới ảnh hưởng của thức ăn, tương tác với những thuốc được dùng đồng thời cũng như tình trạng toàn thân của người bệnh... Cần xét nghiệm INR tối thiểu mỗi tháng 1 lần và làm lại ngay khi có những dấu hiệu bất thường trên lâm sàng hay mỗi khi thay đổi liều lượng thuốc chống đông máu. Mục đích quan trọng tiếp theo là tiếp tục giáo dục, phổ biến kiến thức cho người bệnh giữ gìn van tim nhân tạo, nhất là tránh nhiễm trùng van nhân tạo (kiến thức về phòng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn).

Mỗi năm một lần người bệnh nên được làm lại các xét nghiệm: Điện tâm đồ; Chụp tim phổi; Huyết học: hemoglobin, hematocit, LDH; Siêu âm Doppler tim.

Theo dõi bệnh nhân có biến chứng

Bệnh nhân bị suy chức năng tâm thu thất trái sau phẫu thuật thay van nên được điều trị nội khoa chống suy tim. Điều trị nội khoa vẫn phải tiếp tục cho dù chức năng tâm thu thất trái được cải thiện.

Nguyên nhân của suy chức năng tâm thu thất trái và suy tim lâm sàng sau phẫu thuật có thể do: Suy tim trước mổ và sau mổ chỉ được cải thiện một phần; Cơ tim bị tổn thương trong quá trình phẫu thuật; Bệnh lý van tim khác tiến triển; Biến chứng của van nhân tạo; Các bệnh tim phối hợp khác như bệnh mạch vành, tăng huyết áp.

Bất kỳ bệnh nhân van nhân tạo nào không cải thiện hoặc có biểu hiện suy giảm chức năng tim sau phẫu thuật đều phải được thăm khám lâm sàng tỉ mỉ và làm đầy đủ các xét nghiệm thăm dò, nhất là siêu âm tim hoặc siêu âm tim qua thực quản hay thông tim, chụp mạch để xác định nguyên nhân.

Phẫu thuật thay van nhân tạo: Phẫu thuật thay van nhân tạo là một tình trạng lâm sàng nghiêm trọng. Chỉ định đối với những trường hợp: Rối loạn nặng nề hoạt động của van nhân tạo (do cấu trúc van hoặc do những biến cố khác không liên quan đến cấu trúc van): vỡ van, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn van nhân tạo; Huyết khối hình thành trên van gây kẹt van nhân tạo; Chảy máu nặng do dùng thuốc chống đông (đòi hỏi phải thay van cơ học bằng van sinh học); Hẹp van động mạch chủ sau khi thay van tình trạng lâm sàng không được cải thiện, bệnh nhân suy tim dai dẳng mặc dù đã được điều trị nội khoa tích cực, thăm dò cho thấy van hoạt động không đảm bảo huyết động cho người bệnh (ví dụ: vòng van quá nhỏ).

Tất cả người bệnh sử dụng van tim nhân tạo cần được thăm khám định kỳ, dùng thuốc đầy đủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, nếu có những dấu hiệu sức khỏe bất thường cần đi khám ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa tim mạch để được xử trí kịp thời.

TS. Tạ Mạnh Cường

   

Sự kỳ diệu của cuộc sống

Sự kỳ diệu của cuộc sống
Ở tuổi 64 bệnh suy tim nặng, ông Thiện ở Lai Xá, Hoài Đức, Hà Nội từng nghĩ mình không còn sống được bao lâu, vì thế ông đã từ chối phẫu thuật. Các bác sĩ đã phân tích và tư vấn rằng ngoài phẫu thuật ra ông còn cách nào để duy trì nhịp đập của trái tim bệnh tật ấy nữa. Các con ông đều bảo: “Sức khỏe của bố là tài sản của con cháu, bố phải quyết tâm, đừng bỏ cuộc”.
Ông Lương Ngọc Thiện bên hành lang phòng bệnh trong giai đoạn phục hồi.
Ông Thiện lên bàn mổ, ca mổ thành công. Nhưng sau phẫu thuật ông rơi vào trạng thái “tây phương cực lạc”, nhiều ngày vẫn mê man bất tỉnh. Bản thân những người thân từng động viên ông mổ cũng cảm thấy day dứt và tuyệt vọng…Nửa tháng trời nằm ở phòng cách ly vợ con không được thăm nom, sau khi tỉnh dậy ông Thiện kể lại: “Tôi tưởng mình đã xanh cỏ rồi, thời điểm hôn mê sâu tôi thấy qủy sứ vây quanh mình, nhưng rồi có một sức mạnh nào đó đã kéo tôi trở lại và tôi đã dần hồi tỉnh. Giờ đi lại được thế này mới thấy cuộc sống kỳ diệu biết bao”.
Giờ nhìn ông bước đi từng bước vững vàng trong hành lang phòng bệnh những người thân đều thở phào nhẹ nhõm. Tuổi cao, thời gian hôn mê kéo dài nên ông Thiện gặp nhiều biến chứng sau mổ, suy thận, tiểu đường…bât chấp tất cả, từng ngày, từng giờ người đàn ông ấy vẫn kiên trì chống chọi để thoát khỏi bệnh tật. Theo các bác sĩ: "Người cao tuổi bệnh tim mạch sẽ kéo theo hàng loạt biến chứng khác ngoài việc đối mặt với diễn biến phức tạp của bệnh tật, người bệnh phải làm chủ được những diễn biến về mặt tâm lý để vượt qua khó khăn của chính mình”.
Hơn 70 ngày mổ, điều trị tại khoa phẫu thuật Tim mạch của bệnh viện Việt Đức, trong cơn mê sảng, đã có lúc bệnh nhân Lượng Ngọc Thiện đã nhìn thấy quỷ sứ hiện về… Ông cười bảo: ‘Tôi sống được là nhờ số phận, nhờ tài năng của các bác sĩ…tôi vô cùng biết ơn họ”.

Hương Trần (Xzone/TTTĐ

   

Cách làm giảm khả năng bị bệnh tim

Cách làm giảm khả năng bị bệnh tim

Các nhà khoa học cho biết tim mạch là bệnh tiền ẩn, ai cũng có thể mắc nhưng ở mức độ nặng nhẹ khác nhau. Theo thống kê tại Mỹ cứ một phút lại có một phụ nữ qua đời vì bệnh tim. Trên thế giới mỗi năm có 17 triệu người tử vong vì bệnh tim mạch, những người có thời gian làm việc từ 11 đến 12 tiếng/ngày có thể đối mặt với nguy cơ bệnh tim mạch.

Theo các chuyên gia nguyên nhân mắc bệnh tim thường thấy ở người hút nhiều thuốc lá, người có chế độ dinh dưỡng không phù hợp, ăn nhiều mỡ nhất là những loại mỡ có nhiều cholesteron như mỡ động vật, kem sữa.. dễ làm tắc nghẽn động mạch. Đồng thời những cơn căng thẳng và giận dữ, stress kéo dài, môi trường ô nhiễm cũng dễ làm tổn hại đến trái tim… Từ việc xác định nguyên nhân của bệnh tim, bạn hoàn toàn có thể phòng tránh và giảm thiểu nguy cơ bị bệnh tim bằng cách

   

gigigi

2013-09-12 191209

Tiện ích