Bạn đang truy cập: Trang chủ Tin tức Việt Nam thực hiện ca ghép tim thế giới chưa từng chứng kiến

Việt Nam thực hiện ca ghép tim thế giới chưa từng chứng kiến

Email In PDF.

Việt Nam thực hiện ca ghép tim thế giới chưa từng chứng kiến

(Xã hội) -Â Lần đầu tiên ở Việt Nam, đã có một ca ghép tim cho người bị tim bẩm sinh. Và đặc biệt hơn nữa ở em Phan Thị Tuyến (27 tuổi, ở TP.Yên Bái) – người được ghép tim thứ 11 này – là quả tim nằm bên phải. Kíp phẫu thuật Bệnh viện Việt – Đức đã thực hiện thành công ca ghép tim kỳ lạ, thậm chí chưa từng được ghi nhận trên y văn thế giới này.

Â
  • Â

Ca ghép tim không thể không làm

Khi biết đã chắc chắn có người cho tim để ghép cho bệnh nhân Tuyến, PGS-TS Nguyễn Hữu Ước – Trưởng khoa Phẫu thuật tim mạch, Bệnh viện Việt-Đức – đã suy nghĩ phải ghép quả tim của người cho bình thường ra sao để có thể ăn khớp vào vị trí quả tim cũ có quá nhiều bất thường.

Quả tim đó đã nằm bên phải, lại còn “hội tụ” tất cả dị tật nặng nhất: Thất phải đường ra thể đảo gốc động mạch, thông sàn nhĩ thất toàn bộ, tĩnh mạch phổi lạc chỗ hoàn toàn, hẹp rất khít động mạch phổi. Không chỉ khó, mà việc phẫu thuật trên một cơ thể đeo đẳng bệnh tật suốt 26 năm qua với nhiều lần chết hụt, rất yếu cũng sẽ rủi ro cao.

alt

PGS-TS Nguyễn Hữu Ước: "Đây là ca ghép tim đặc biệt nhất mà tôi thực hiện trong 9 trường hợp vừa qua"

Và đáng nói là đến nay, trên thế giới, chưa có trường hợp ghép tim nào tương tự được cập nhật. Nhưng nghị lực vươn lên của bệnh nhân đã thúc đẩy PGS- TS Nguyễn Hữu Ước quyết tâm dồn sức cứu cô đến cùng. Nhiều buổi trưa ông đã bỏ bữa để phác thảo hàng chục bản vẽ để có thể tìm ra một phương án ghép tối ưu. Phòng làm việc của ông đầy những bản nháp vo tròn. Sự khó khăn của ca ghép như một thách thức đối với nhà phẫu thuật tim hàng đầu này.

Ông không thể thấy một cơ hội có thể cứu mà lại thả tay, dù biết có thể phải thua cuộc. Ông chỉ nói với bố mẹ Tuyến một câu: “Đây là một ca ghép tim đáng làm”. Tuyến bị bệnh tim từ khi mới ra đời. Gia đình đưa em tới tất cả các bệnh viện chuyên khoa tim mạch trong Nam, ngoài Bắc.

Các bác sĩ tim mạch đầu ngành trên cả nước đều đã ghi tên trên bệnh án của Tuyến. Tuy nhiên, các dị tật tim của Tuyến không thể sửa chữa bằng mổ vì quá nhiều, quá nặng. Tuyến chỉ còn cách sống chung với bệnh, được ngày nào hay ngày đó. Vậy mà, mọi người luôn nhìn thấy ở Tuyến không chỉ lạc quan sống, mà một sự tuân thủ điều trị hiếm có. Bệnh nhân cảm nhận được về tình trạng bệnh của mình, tự đo huyết áp, bắt mạch, điều trị bằng thuốc đã được bác sĩ kê đơn và cũng tự liên lạc với thầy thuốc khi xảy ra chuyện, để biết cách xử trí.

Vào học THCS, sức khỏe Tuyến đã kém đi nhiều, bố mẹ khuyên em nghỉ ở nhà, may ra còn có cơ hội sống với người thân. Bởi lúc đó, cô chú đã nghĩ mạng sống của đứa con mình còn quý giá hơn việc đi học. Thế nhưng, Tuyến không những không bỏ học, mà còn học rất giỏi. Tuyến là học sinh chuyên toán, Trường chuyên Nguyễn Tất Thành (thành phố Yên Bái), có mặt trong đội tuyển thi học sinh giỏi của trường.

Rồi Tuyến tiếp tục thi đỗ Đại học Kinh tế quốc dân với số điểm 26,5. Ngày Tuyến xa bố mẹ về Hà Nội học, cô chú không hình dung ra con gái mình sẽ sống ra sao với quả tim lúc nào cũng mong manh như vậy. Thấy Tuyến quyết tâm học, cô chú chỉ còn biết động viên con mình. Rồi đến một ngày, trên giảng đường, khi Tuyến học năm thứ 2, quả tim không còn đập nổi, các bạn đưa Tuyến vào bệnh viện cấp cứu, bác sĩ phải sốc điện cho đập lại.

Ba lần như thế, lần cuối em mới chịu nghỉ học về nhà. Nhưng Tuyến vẫn chưa chịu khuất phục, người đã “siêu” gầy, không tự đi lại được, nằm trên giường, nhưng đã bắt đầu cuộc sống mới bằng cách gia sư cho các em chuẩn bị thi đại học. Tuyến bảo: “Lúc phải nghỉ, em cũng suy sụp lắm, vì sợ phải phụ thuộc vào mọi người mãi. Thế nên phải làm điều gì đó”. Và rồi, 6 học sinh mà Tuyến dạy kèm cũng đều đỗ đại học.

Con tằm nhả tơ mãi cũng hết, sức lực trong con người Tuyến cũng dần cạn, liên tiếp những lần tai biến, lần cuối cùng bị tai biến mạch máu não, Tuyến phải nhập viện để hồi sức. Khi Tuyến được đưa đến Trung tâm Phẫu thuật tim mạch của Bệnh viện Việt – Đức, các bác sĩ đã chỉ định ghép tim – đây là cách duy nhất để cứu sống người bệnh.

Quả tim mới – cuộc đời mớiÂ

Hai lần đầu ghép hụt, vì đến phút cuối thân nhân người cho tim đã thay đổi ý kiến. Lần thứ 3 có người cho, bố của Tuyến cõng cô con gái gầy gò, kiệt sức đến không đi nổi vào buồng bệnh.

20 năm theo đuổi đưa con chữa bệnh, bố mẹ Tuyến đã bán nhà, vay mượn để có tiền cho con có cơ hội sống cuối cùng. Bởi nếu lần này nữa về tay không, có thể Tuyến không trụ được tiếp. Trước giờ mổ, Tuyến lại cười lạc quan với anh Nguyễn Xuân Vinh – điều dưỡng trưởng của khoa Phẫu thuật tim mạch: “Anh Vinh ơi, lần này chắc chắn cơ hội em có. Đây là may mắn của em hơn so với mọi người rồi”. Bố mẹ Tuyến dõi theo bóng con gái, rồi kíp phẫu thuật vào buồng mổ, nhưng ánh mắt không chút buồn rầu. Họ đã có một cô con gái đáng tự hào, đáng đánh đổi tất cả để cứu lấy mạng sống của em.

PGS-TS Nguyễn Hữu Ước là một chuyên gia giỏi về tim bẩm sinh, đồng thời là một phẫu thuật tim kỳ cựu. Tố chất 2 trong 1 đó đã giúp ông có đáp án cho bài toán ghép tim này. Hai điều khó nhất của ca ghép đã được ông thực hiện thành công ngoạn mục: Đảo ngược cuống mạch tim về bên trái cho đúng với cấu tạo của quả tim được ghép, sau đó tạo chân đế để hạ quả tim mới. Quả tim mới sau vài ngày đã đập và bơm được máu trong cơ thể người được ghép.

Thế nhưng quả thận, lá phổi vẫn không hoạt động. Khó khăn này, PGS-TS Nguyễn Hữu Ước cũng đã lường trước. Quả tim mới ghép sống sẽ vực lên, thay đổi gần như hoàn toàn cơ thể. Nhưng cơ thể 26 năm bị bệnh nặng, điều trị nhiều thuốc, nhiều lần chọc lấy máu đã suy kiệt đến cùng. Hồng cầu trong máu cũng biến dạng để thích nghi, chức năng thận, gan rối loạn, không thể phục hồi một sớm một chiều.

Mọi phương tiện hiện đại nhất trong khoa đã được huy động hỗ trợ cho bệnh nhân Tuyến. Một buồng bệnh bình thường kê 7 – 8 giường đã được thu xếp dành riêng cho Tuyến để đảm bảo vô trùng. Thế rồi, quả thận “câm” 1 tháng cuối cùng cũng chịu hoạt động. Ba tháng thở máy, với rất nhiều lần bỏ rồi lại nối vì cơ hô hấp còn yếu, quả tim mới lại ép vào phổi trái khiến lá phổi này còn yếu. Cuối cùng, Tuyến đã cai được máy thở. Cơ chân, cơ tay đã teo vì phải nằm trên giường nhiều ngày cũng đã được nuôi dưỡng hồi phục trở lại.

Tuyến tập co duỗi chân, tập gập cẳng tay, rồi chỉ đôi chân hồng hào cho PV Báo Lao Động xem như bằng chứng việc đã phục hồi hoàn toàn sau ca ghép: “Chân em ngày trước tím tái, gần như đã chết rồi, chứ không trông nhỏ nhỏ thế này đâu”. Hiện nay, Tuyến đang trong giai đoạn phục hồi tốt và có thể ra viện ngay sau dịp nghỉ lễ 2.9. Đã có ai đó hỏi PGS-TS Nguyễn Hữu Ước, những ca mổ tim sau đó sống được bao lâu?

Ông đã trả lời rằng: “Một ca ghép tim, sau đó sống 1 tháng thì đã là thành công về mặt kỹ thuật. Phẫu thuật thành công, chúng tôi đã trả lại bệnh nhân cuộc sống với chất lượng sống thực sự.

Còn thời gian sống của người bệnh kéo dài được bao lâu thì phần lớn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng hợp lý, sinh hoạt điều độ và cân bằng của chính người bệnh”. Với bệnh nhân Phan Thị Tuyến, có lẽ em sẽ là người cảm nhận được rõ nhất sự thay đổi chất lượng cuộc sống đó. Sau những năm bệnh tật triền miên với nhiều lần cấp cứu, tai biến, giờ đây sẽ được thay bằng một cuộc sống khỏe mạnh, bình thường đang chờ đón em.

Các bệnh viện trên cả nước đến nay thực hiện được 11 ca ghép tim, riêng Bệnh viện Việt- Đức đã thực hiện 9 ca. Và đây là ca đặc biệt nhất mà PGS-TS Nguyễn Hữu Ước đã ghép. Không chỉ là sự sáng tạo trong kỹ thuật, chưa từng có trong y văn, ông và các thành viên trong kíp phẫu thuật, chăm sóc sau ghép đã thực hiện được một kỳ tích.

Họ đã viết tiếp câu chuyện về cuộc sống năm thứ 27 của một cô gái nghị lực, lạc quan, tài năng và như điều dưỡng Vinh so sánh: “Cô gái như một cây bonsai quý mọc từ một hạt giống được gieo trên đá, qua bao nắng mưa đã mọc và đứng vững vàng như ngày hôm nay…”

(Theo Lao Động)

Ý kiến bạn đọc (0)add comment

Viết Ý kiến bạn đọc
Thu nhỏ cửa sổ | Phóng to của sổ

busy
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
 

gigigi

2013-09-12 191209

Tiện ích