Thuốc nhuận trường tạo khối: Có thể sử dụng những thuốc bổ sung chất xơ này để cải thiện các triệu chứng của táo bón và tiêu chảy. Việc sử dụng chúng còn đang gây tranh cãi. Các sản phẩm này được làm từ polysaccharides ưa nước thiên nhiên hay bán tổng hợp và những dẫn xuất cellulose có thể hoà tan hoặc chương phồng lên trong dịch đường ruột, tạo thành chất gel làm mềm, giúp thức ăn di chuyển dễ hơn đồng thời kích thích nhu động ruột.
Thuốc nhuận trường tạo khối: Có thể sử dụng những thuốc bổ sung chất xơ này để cải thiện các triệu chứng của táo bón và tiêu chảy. Việc sử dụng chúng còn đang gây tranh cãi. Các sản phẩm này được làm từ polysaccharides ưa nước thiên nhiên hay bán tổng hợp và những dẫn xuất cellulose có thể hoà tan hoặc chương phồng lên trong dịch đường ruột, tạo thành chất gel làm mềm, giúp thức ăn di chuyển dễ hơn đồng thời kích thích nhu động ruột.Methylcellulose: Kích thích đi tiêu bằng cách tạo ra một chất lỏng nhớt và thúc đẩy nhu động ruột. Thuốc có thể làm giảm sự hấp thu và ảnh hưởng đến hiệu quả của salicylat, nitrofurantoin, tetracycline và thuốc lợi tiểu.
Những người có tiền sử mẫn cảm; phân đóng khối, tắc ruột, đau bụng chưa có chẩn đoán không dùng thuốc này.
Thận trọng: Không phát hiện nguy cơ đối với thai nhi qua các nghiên cứu ở người. Dùng thận trọng ở những bệnh nhân đã được chẩn đoán dính ruột, loét hoặc hẹp ruột.
Psyllium: Kích thích đi tiêu bằng cách hình thành chất lỏng nhớt và gây tăng nhu động ruột.
Tương tác: Thuốc có thể làm giảm sự hấp thụ và tác dụng của salicylat, nitrofurantoin, tetracycline, thuốc lợi tiểu.
Những người có tiền sử mẫn cảm; đóng khối phân, tắc ruột, hoặc đau bụng chưa được chẩn đoán.
Thận trọng: nguy cơ thai nhi không được xác nhận trong các nghiên cứu ở người. Sử dụng cần thận trong các trường hợp dính ruột, loét hoặc hẹp lòng ruột.
Thuốc điều hoà nhu động: Là các thuốc tăng cường nhu động ruột, được đề xuất sử dụng cho các trường hợp hội chứng ruột kích thích (HCRKT) có triệu chứng táo bón chiếm ưu thế.
Alosetron: Là chất đối kháng mạnh và chọn lọc đối với các thụ thể serotonin 5-HT3. Thụ thể 5-HT3 hiện diện rất nhiều trên tế bào thần kinh ở đường ruột và sự kích thích quá mẫn là nguyên nhân gây ra vận động quá mức của ruột. Alosetron chặn những thụ thể này, do đó có hiệu quả trong kiểm soát các triệu chứng ruột kích thích. Thuốc chỉ được chấp thuận để điều trị cho những phụ nữ bị HCRKT có tiêu chảy mạn tính nghiêm trọng, không đáp ứng với điều trị thông thường. Không dùng thuốc ở nam giới và trẻ em.
Tương tác: Dùng chung với thuốc ức chế isoenzyme (như cimetidine, fluvoxamine, fluoxetine, sertraline, metronidazole, omeprazole, co-trimoxazole) có thể giảm độ thanh thải và tăng nguy cơ ngộ độc; dùng chung với các thuốc gây cảm ứng isoenzyme (như phenobarbital, fluconazole, carbamazepin, phenytoin) có thể làm tăng độ thanh thải.
Những người có tiền sử mẫn cảm, táo bón, tắc ruột, hẹp lòng ruột, phình đại tràng nhiễm độc, thủng ruột, dính ruột, thiếu máu ruột, viêm tĩnh mạch huyết khối, tình trạng tăng đông, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng hay viêm túi thừa tuyệt đối không dùng thuốc.
Thận trọng: Nguy cơ đối với thai nhi không được xác nhận trong các nghiên cứu ở người nhưng đã thể hiện trong một số nghiên cứu ở động vật.
Ngưng ngay thuốc nếu xảy ra các tác dụng phụ nghiêm trọng trên hệ tiêu hoá (như viêm thiếu máu đại tràng cục bộ, các biến chứng nghiêm trọng của táo bón); táo bón là tác dụng phụ có liên quan đến liều lượng, bệnh nhân cao tuổi có nhiều nguy cơ biến chứng trên hệ tiêu hoá hơn; dùng thận trọng trong suy gan (giảm liều).
Thuốc điều hòa nhu động alosetron không dùng cho nam giới và trẻ em. |
Thuốc chống trầm cảm ba vòng: Thuốc có hiệu quả chống trầm cảm và giảm đau. Nhiều nghiên cứu đã tập trung vào imipramine và amitriptylin. Thuốc có tác dụng giảm đau nội tạng bằng cách tăng ngưỡng chịu đau ở ruột. Thuốc kéo dài thời gian thức ăn di chuyển từ dạ dày đến manh tràng, giảm đau bụng, giảm số lần đi tiêu. Hiệu quả ở liều thấp hơn liều chống trầm cảm cho thấy thuốc tác động theo một cơ chế độc lập khác.
Tương tác: Tăng độc tính của các thuốc nhái giao cảm như isoproterenol và epinephrine, bằng cách cộng hưởng tác dụng và ức chế tác động hạ huyết áp của clonidin.
Chống chỉ định: Tiền sử mẫn cảm; tăng nhãn áp góc hẹp, giai đoạn phục hồi sau nhồi máu cơ tim cấp tính; tránh dùng chung với MAOIs hay fluoxetine hoặc ở những bệnh nhân đã dùng 2 loại thuốc này 2 tuần trước đó.
Thận trọng: Có nguy cơ đối với thai trong các nghiên cứu ở động vật nhưng chưa xác nhận hoặc chưa được nghiên cứu ở người, có thể sử dụng nếu lợi ích cao hơn nguy cơ cho thai.
Thuốc làm giảm khả năng tinh thần và thể lực cần có để thực hiện các nhiệm vụ nguy hiểm; dùng thận trọng ở những bệnh nhân tim mạch, có các rối loạn co giật, bí tiểu, cường giáp hoặc đang dùng thuốc điều trị tuyến giáp. Thuốc có thể gây buồn ngủ, lú lẫn, táo bón, nhịp tim nhanh, chậm dẫn truyền nhĩ thất, tụt huyết áp tư thế đứng, mờ mắt , khô miệng.
Amitriptylin: Thuốc có hiệu ứng giảm đau nội tạng bằng cách tăng ngưỡng chịu đau ở ruột. Thuốc kéo dài thời gian vận chuyển của thức ăn từ dạ dày đến manh tràng, làm giảm đau bụng, tiêu phân nhày, giảm số lần đi tiêu.
Tương tác: Phenobarbital có thể làm giảm tác dụng của thuốc. Dùng chung với thuốc ức chế hệ thống enzym CYP2D6 (như cimetidine, quinidine) có thể làm tăng nồng độ amitriptylin; amitriptylin ức chế tác dụng hạ huyết áp của guanethidine; thuốc có thể tương tác với các thuốc tuyến giáp, rượu, thuốc ức chế thần kinh trung ương, thuốc an thần, và disulfiram.
Chống chỉ định: Tiền sử mẫn cảm; bệnh nhân đã dùng thuốc nhóm MAOIs trong vòng 14 ngày trước, tiền sử động kinh, rối loạn nhịp tim, tăng nhãn áp hoặc bí tiểu.
Thận trọng: Có nguy cơ đối với thai trong các nghiên cứu ở động vật nhưng chưa được chứng minh ở người, có thể sử dụng nếu lợi ích lớn hơn nguy cơ cho thai nhi.
Dùng cẩn thận trong các rối loạn dẫn truyền tim, tiền sử cường giáp, suy thận hoặc suy gan, tránh sử dụng ở người cao tuổi; có thể gây buồn ngủ, lú lẫn, táo bón, bí tiểu, nhịp tim nhanh, chậm dẫn truyền nhĩ thất, tụt huyết áp tư thế đứng, mờ mắt, khô miệng, chóng mặt, gây rối loạn tâm thần ở bệnh nhân tâm thần phân liệt.
BS. Đồng Ngọc Khanh