Bạn đang truy cập: Trang chủ Thầy thuốc của bạn Hướng dẫn bệnh nhân đến khám bệnh Hướng dẫn người bệnh khi nằm điều trị hồi sức sau mổ tim

Hướng dẫn người bệnh khi nằm điều trị hồi sức sau mổ tim

Email In PDF.

Sau khi bệnh nhân được đưa từ phòng mổ vào khu hồi sức, đây là giai đoạn quan trọng nhất, bác sĩ hồi sức và điều dưởng luôn chăm sóc tích cực, theo dõi sát sinh hiệu, dẫn lưu, điều chỉnh thuốc, các thiết bị hổ trợ. Sau khoảng thời gian 2-3h khi tình trạng bệnh nhân đã tương đối ổn định người nhà sẽ được vào thăm.

 
Sau khi bệnh nhân được đưa từ phòng mổ vào khu hồi sức, đây là giai đoạn quan trọng nhất, bác sĩ hồi sức và điều dưởng luôn chăm sóc tích cực, theo dõi sát sinh hiệu, dẫn lưu, điều chỉnh thuốc, các thiết bị hổ trợ. Sau khoảng thời gian 2-3h khi tình trạng bệnh nhân đã tương đối ổn định người nhà sẽ được vào thăm.

Vì khu hồi sức đòi hỏi điều kiện vô trùng rất cao, việc thân nhân ra vào sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cho bệnh nhân, đây là một biến chứng cực kỳ nguy hiểm cho bệnh nhân. Do đó, mỗi bệnh nhân chỉ có một và duy nhất một người vào thăm trong khoảng 10 phút. Khi vào thăm cần phải khoác thêm áo ngoài, đội mũ và mang khẫu trang y tế (sẽ được các nhân viên của khoa hướng dẫn), thay dép trước khi vào khu hồi sức. Khi vào thăm hạn chế tiếp xúc, hay lay gọi bệnh nhân, mọi kích thích đều có thể ảnh hưởng xấu tới bệnh nhân trong giai đoạn hồi sức.

Trong giai đoạn này bạn nên tìm hiểu về những hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân sau mổ: ăn uống, vệ sinh, tâm lý, vật lý trị liệu để có thể thức hiện đúng nguyên tắc khi bệnh nhân được đưa ra ngoài phòng hồi sức nằm theo dõi tại khu hậu phẫu.

II. KHU HỒI SỨC SAU MỔ

Đây là giai đoạn theo dõi sát mỗi giờ, các nhân viên sẽ kiểm tra sinh tồn thường xuyên, và giai đoạn ngày cũng có thể trở nặng bất cứ lúc nào vì trái tim chưa thật sự ổn định. Vì vậy Nhân viên y tế sẽ hoàn toàn theo dõi và chăm sóc bệnh nhân.

a) Ăn uống:

Khi người nhà bạn đã có thể trung tiện và đại tiện thì đồng nghĩa vói việc có thể ăn uống bình thường trừ trường hợp có chỉ định không được ăn uống của bác sĩ điều trị. Do đó nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi cho người nhà ăn.

Thông thường đối với bệnh nhân mổ tim thì không kiêng ăn bất cứ thứ gì, bạn nên tham khảo tháp dinh dưỡng và các tài liệu khác. Điều quan trọng nhất là cần ăn lạt, hạn chế muối. Nên nếu thức ăn vừa ăn và không chấm thêm bất kỳ thứ gì: nước mắm, nước tương, muối, chao ... Nên ăn theo chế độ của bệnh viện.

b) Vệ sinh:

Sau khi ra khỏi khu hồi sức, tình trạng bệnh nhân chưa phục hồi hoàn toàn. Nên giúp đỡ và cho bệnh nhân đi vệ sinh tại giường cho đến khi bệnh nhân có thể tự đi lại một cách dễ dàng không gây mệt.

Trong thời gian này nên dùng nước ấm để lau mình cho bệnh hân vì sau những ngày nằm trong hồi sức sự bức rứt khó chịu sẽ ảnh hưởng nhiều đến vệ sinh và tâm lý của bệnh nhân.

c) Tâm lý:

Khi tình dậy sau cuộc phẫu thuật, bạn sẽ thấy mình ngậm 1 cái ống (nội khí quản) rất khó chịu, ống này giúp bạn thở được nhưng không thể nói được, đồng thời bạn sẽ hoang mang khi phát hiện ra trên ngực mình có vết mổ dài, nhiều ống dẫn từ người mình ra mà xung quanh toàn là máy móc có những đường xanh đò loằng ngoằng, đèn thì chớp chớp, vô hồn ... khi ấy bạn hãy nhớ tới những lời đã đọc hôm nay

“ĐỪNG LO LẮNG!

HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI CHĂM SÓC BẠN”

Bạn hãy tập thở theo hướng dẫn của chúng tôi, ồng giúp thở sẽ được rút khỏi miệng càng sớm càng tốt , đừng lo lắng về cảm giác “ngậm tẩu”. Tất cả các ống dẫn lưu cũng sẽ được rút khoảng 1 ngày sau mổ.

Sau mỗ thuốc mê và quá trình chạy máy có thể ảnh hưởng chút ít tới tâm lý của người nhà bạn, đừng lo lắng điều ấy thường hồi phục sau 1 tuần. Trong giai đoạn này nên chăm sóc, cưng chiều người nhà bạn như một em bé vì thật sự ... họ gần giống một em bé trong giai đoạn này hihi.

d) Vật lý trị liệu

Trước khi mổ bạn đã được hướng dẫn tập thở, tập các động tác giúp bạn nhânh chóng qua khỏi giai đoạn hồi sức nhanh nhất, hiệu quả nhất. Nếu bạn đã quên thì đừng lo, sau khi ra khu hậu phẫu các nhân viên y tế sẽ hướng dẫn bạn tập lại các động tác đó một cách thuần thục.

e) Là người thân bạn có thể giúp thông báo chúng tôi:

- Đột nhiên lơ mơ, không tiếp xúc, yếu liệt, mất cảm giác, ngất ....

- Than mệt, khó thở, hồi hộp, tim đập nhanh, vã mồ hôi.

- Sốt cao

- Giữ lại là ghi nhận lượng nước tiểu trong 1 ngày.

- Và những biểu hiện bất thường khác khiến bạn và người nhà lo lắng hãy báo ngay cho nhân viên y tế.

Ý kiến bạn đọc (0)add comment

Viết Ý kiến bạn đọc
Thu nhỏ cửa sổ | Phóng to của sổ

busy
 

gigigi

2013-09-12 191209

Tiện ích