Bạn đang truy cập: Trang chủ Ghép tạng Giới thiệu Những bệnh lý nhiễm trùng sau ghép thường mắc phải

Những bệnh lý nhiễm trùng sau ghép thường mắc phải

Email In PDF.

in

Một trong những vấn đề lo lắng nhất ở người bệnh sau ghép tạng là bệnh lý nhiễm trùng, người bệnh sau ghép tạng có quá nhiều nguy cơ của nhiễm trùng, tình trạng nhiễm trùng vẫn là nguyên nhân thứ yếu dẫn đến tình trạng thất bại sau ghép, thứ nhất là bệnh nhân thông thương trước khi ghép đã là một bệnh nhân nguy kịch về các bệnh lý mà tang suy hỏng của người bệnh do vậy tình trạng người bệnh không còn là một cơ thể khỏe mạnh hoàn toàn, các tạng có quan hệ hữu cơ trong một cơ thể thống nhất .

infec

Một trong những vấn đề lo lắng nhất ở người bệnh sau ghép tạng là bệnh lý nhiễm trùng, người bệnh sau ghép tạng có quá nhiều nguy cơ của nhiễm trùng, tình trạng nhiễm trùng vẫn là nguyên nhân thứ yếu dẫn đến tình trạng thất bại sau ghép, thứ nhất là bệnh nhân thông thương trước khi ghép đã là một bệnh nhân nguy kịch về các bệnh lý mà tang suy hỏng của người bệnh do vậy tình trạng người bệnh không còn là một cơ thể khỏe mạnh hoàn toàn, các tạng có quan hệ hữu cơ trong một cơ thể thống nhất .


Bệnh nhiễm trùng là bệnh mà nhiều người quan tâm và đề cập nhất, vì được cho là có thể kiểm soát được nếu người bệnh được quản lý và chăm sóc tốt, hầu hết người bệnh ghép các tạng mà bạn đề cập gọi chung là ghép tạng đặc (solid organ transplantation) đều phải dùng thuốc chống thải ghép thuốc này là thuốc tác động vào hệ thống miễn dịch do vậy nguy cơ nhiễm trùng người bệnh sẽ tăng lên ( tuy nhiên bạn có thể ví bệnh nhân ghép tạng như bệnh nhân suy giảm miễn dịch AIDS, điều này là hoàn toàn không phải vậy vì cơ chế tác động có kiểm soát của thuốc khác so với virus HIV), bệnh nhiễm trùng mà nguy hại nhất là nhiễm trùng huyết .Nhiễm trùng máu là một nguyên nhân chính của bệnh tật và tử vong sau khi cấy ghép nội tạng đặc.kết quả một nghiên cứu được đăng trên tờ Transplant Proc. 2009 Jul-Aug;41(6):2262-4.kết quả: Trong thời gian nghiên cứu, họ đã thực hiện 902 cấy ghép: 474 thận, gan 340, 88 tuyến tụy. Nhiễm trùng huyết được chẩn đoán sớm ở 67 bệnh nhân lệ mắc theo loại cấy ghép là: 4,8% trong thận, 4,5% trong simultaneous kidney-pancreas, và 12% trong ghép gan (P <0,001). Sáu mươi ba phần trăm của các vi khuẩn phân lập được gram âm, xuất thường xuyên nhất là Escherichia coli, trong đó 18 (54%) nhóm phổ mở rộng tiết beta-lactamase (ESBL), trực khuẩn mũ xanh (Pseudomonas aeruginosa), trong đó 18 (31% ) nhóm đa kháng thuốc. Việc thường xuyên nhất các vi khuẩn Gram dương được tụ cầu tan huyết âm tính (20%). Đường tiết niệu là một nguồn thường xuyên gây nhiễm trùng huyết (27%), tiếp theo là một ống thông (18%).
Một nhiễm trùng khác được nói đến coi như bệnh có thể gặp ở bệnh nhân được ghép tạng đặc là bệnh lao, một nghiên cứu làm tại Madrid,Tây ba Nha được đăng trên tạp Transplantation. 1997 May 15;63(9):1278-86.tỷ lệ mắc lao là 0.8%, trong đó lao phổi là 63% và xuất hiện có thể từ ngày thứ 15 đến 13 năm sau ghép ( trong NC này), một NC khác tại Đại học Mansoura, Ai Cập đăng trên tạp chí J Nephrol. 2003 May-Jun;16(3):404-11.thì tỷ lệ mắc lao ở nhóm BN được ghép thận là 3.8% và trong nhóm này là nhóm bệnh nhân sử dụng thuốc ức chế miễn dịch cyclosporine (CSA) là 86.7%. và cũng trong nghiên cứu này cho rằng việc điều trị dự phòng bằng thuốc INH là cần thiết .Cũng theo một NC tại miền nam Trung quốc được đăng trên tạp chí Clin Transplant. 2008 Nov-Dec;22(6):780-4.có 41 BN bị mắc lao trên 2333 được ghép thận, 56.1% mắc vào năm đầu tiên, điều đáng quan tâm trong NC này là có 19.5% tỷ lệ lao phối hợp với các bệnh nhiễm trùng khác như candida albicans, pseudomonas aeruginosa, staphylococcus aureus, Acinetobacter haemolyticus và cytomegalovirus.Một bệnh nhiễm trùng khác cũng được báo cáo đó là nhiễm nấm, trong một NC được báo cáo trên tạp chí Clin Infect Dis. 1993 May;16(5):677-88.thì nhiễm nấm mắc khoảng 5 % ở bệnh nhân ghép thận và cao đến 40% trong bệnh nhân ghép Gan, 80% trường hợp xảy ra sau 2 năm ghép.80 % thủ phạm là Loài Candida và Aspergillus điều đáng quan tâm là gây tỷ lệ tử vong khá cao từ 30-100%, và trong NC này cũng đặt vấn đề điều trị dự phòng bằng Fluconazole là cần thiết .điều này cũng được khẳng định trong một NC khác được đăng trên tạp chí Transpl Infect Dis. 2002;4 Suppl 3:46-51.và trong NC này họ đề xuất dùng dự phòng Fluconazole có hiệu quả và tương đối an toàn tại 100-400 mg / ngày cho việc cấy ghép gan đầu tiên sau 1-3 tháng.
Trách nhiệm chăm sóc bệnh nhân sau ghép và phòng chống các rối loạn mắc phải nói chung là một trong những nhiệm vụ đang là gánh nặng cho điều dưỡng người bệnh trước khi ra viện và điều dưỡng cộng đồng, nhiều chuyên gia cho rằng nếu kiểm soát được bệnh lý nhiễm trùng sau ghép thì góp phần đáng kể vào tuổi thọ người được ghép .

 

gigigi

2013-09-12 191209

Tiện ích