Chủ nhật, 25 Tháng 9 2011 07:34
vietduc
Duong di tu Benh vien Viet Duc den Ho nui Coc dai 89,7km mat 2 gio di oto
Hồ Núi Cốc được tạo nên sau khi đập ngăn sông Công được xây dựng trong các năm 1973 đến 1982. Hồ có độ sâu 35 m diện tích mặt hồ rộng 25 km²[3], dung tích của hồ ước 20[3]-176 triệu m³[4]. Hồ được tạo ra nhằm các mục đích:
- Cung cấp nước tưới cho 12.000 ha đất.
- Cấp 40-70 triệu m³ nước mỗi năm cho công nghiệp và dân sinh.
- Giảm nhẹ lũ hạ lưu sông Cầu.
- Đáp ứng dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng và nuôi cá. Cải thiện môi trường[4].
Hồ gồm một đập chính dài 480 m và 7 đập phụ[4]. Mặt hồ rộng mênh mông với hơn 89 hòn đảo lớn nhỏ: đảo rừng xanh, đảo cư trú của những đàn cò, có đảo là quê hương của loài dê[cần dẫn nguồn], đảo núi Cái nơi trưng bày các cổ vật từ ngàn xưa để lại và đảođền thờ bà Chúa Thượng Ngàn.
Hồ Núi Cốc được tạo nên sau khi đập ngăn sông Công được xây dựng trong các năm 1973 đến 1982. Hồ có độ sâu 35 m diện tích mặt hồ rộng 25 km²[3], dung tích của hồ ước 20[3]-176 triệu m³[4]. Hồ được tạo ra nhằm các mục đích:
- Cung cấp nước tưới cho 12.000 ha đất.
- Cấp 40-70 triệu m³ nước mỗi năm cho công nghiệp và dân sinh.
- Giảm nhẹ lũ hạ lưu sông Cầu.
- Đáp ứng dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng và nuôi cá. Cải thiện môi trường[4].
Hồ gồm một đập chính dài 480 m và 7 đập phụ[4]. Mặt hồ rộng mênh mông với hơn 89 hòn đảo lớn nhỏ: đảo rừng xanh, đảo cư trú của những đàn cò, có đảo là quê hương của loài dê[cần dẫn nguồn], đảo núi Cái nơi trưng bày các cổ vật từ ngàn xưa để lại và đảođền thờ bà Chúa Thượng Ngàn.
Bộ Bát Mã
Đến khu du lịch hồ Núi Cốc, khách tham quan sẽ có cơ hội hưởng thụ nhiều hoạt động dịch vụ vui chơi, giải trí, tham quan và nghỉ dưỡng như:
Chuyện xưa kể rằng, vùng đất in bóng núi Tam Đảo này là nơi sáng tạo một câu chuyện tình bi thương. Cốc là một ngọn núi cao, sừng sững hiên ngang. Công là tên con dòng sông uốn lượn hiền hòa. Tên núi tên sông là tên một đôi trai gái. Chàng trai ở địa vị thấp hèn, cô gái con quan lang, phìa tạo. Hai thân phận trái ngược, éo le dưới thời phong kiến sẽ không thể nên duyên vợ chồng. Mối tình không thành ấy đã để một người đau nước mắt thành sông và người chờ hóa thành núi. Dù cho mùa lũ con sông Công quằn quại cố dâng nước lên phía trái núi, nhưng núi vẫn riêng, sông vẫn riêng. Hai bờ sông Công hoa mua tím nở rực rỡ biểu tượng của một mối tình thủy chung.
Đó là chuyện của huyền thoại dân gian. Còn chuyện thật ở nhiều thời đại cũng đáng để chúng ta tìm hiểu. Bên cạnh núi Cốc, sông Công là núi Văn, núi Võ, núi Quần Ngựa, nơi đến tận ngày nay vẫn còn phảng phất mùi trận mạc, binh đao hơn 600 năm trước có những trận đánh quyết tử với quân giặc nhà Minh với tướng quân Lưu Nhân Chú, một thời luyện binh, tích trữ lương thảo, lấy núi Văn, núi Võ kề bên làm sân tập, lấy nước sông Công nuôi quân để rồi góp phần làm nên chiến thắng Chi Lăng lịch sử.
Suốt cả thời kỳ chống thực dân Pháp, dưới lòng hồ Núi Cốc ngày nay cũng như núi rừng quanh vùng đều ghi dấu chân cách mạng. Bên phía Tây hồ Núi Cốc, cơ quan Văn hóa cứu quốc ở và làm việc trong nhiều năm của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Từ nhà văn Ngô Tất Tố, Nam Cao đều có mặt ở đó. Nhật ký ở rừng nổi tiếng của Nam Cao được viết tại nơi này. Năm 1949, lớp báo chí cách mạng đầu tiên được mở ngay xóm Bờ Rạ, xã Tân Thái, với hơn 50 học viên, sau này đều là những nhà báo có tên tuổi, góp phần tích cực cho sự phát triển báo chí nước nhà. Còn nhiều và rất nhiều điều đáng kể tại nơi đây.
Cổng Tam Quan trên Đảo Rắn
Du lịch xe điện quanh khu sinh thái
Du thuyền sông Công
Vườn An Sinh trên Đảo Rắn Đảo Cò
Ngôi nhà cổ hơn 300 năm
108 Bật Thang giải khổ giải nạn
Nhà Chùa Vàng có tượng phật cao hơn 40m
Du thuyền trên sông Công
Khu công viên Nhạc nước