Bạn đang truy cập: Trang chủ Thầy thuốc của bạn Tư vấn chữa bệnh Tôi đã được phẫu thuật thay van tim 3 năm trước, bao giờ tôi phải thay van tim ?

Tôi đã được phẫu thuật thay van tim 3 năm trước, bao giờ tôi phải thay van tim ?

Email In PDF.
Xem kết quả: / 7
Bình thườngTuyệt vời 

Trần Thị Phượng 34 T (Hải Dương): Tôi đã được mổ thay van tim (van động mạch chủ và van hai lá) cách đây ba năm tại khoa phẫu thuật tim mạch lồng ngực bệnh viện Việt Đức, hiện tại sức khỏe tôi hoàn toàn bình thường, có dùng thuốc chống đông theo y lệnh và kiểm tra xét nghiệm chống đông tại nhà (máy tự động), xin hỏi BS bao giờ tôi phải đến viện để thay lại van tim, cảm ơn !

trả lời:

Khi van tim bị tổn thương, tim sẽ bơm máu kém hiệu quả hơn, do vậy tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu giàu ôxy đi nuôi cơ thể. Khi tim phải làm việc quá nhiều có thể dẫn đến bị suy, gây ra khó thở, đau ngực, mệt mỏi và giữ nước lại trong cơ thể gây phù. Nếu các triệu chứng trên xuất hiện, có thể cần phải nong van, sửa van hay thay van tim.

Mỗi một van tim có nhiệm vụ khác nhau

Quả tim của chúng ta có 4 buồng: 2 buồng tim ở phía trên và 2 buồng tim ở phía dưới. Các van tim kiểm soát hướng đi của dòng máu giữa 4 buồng tim. Các buồng tim ở phía trên gọi là tâm nhĩ phải và tâm nhĩ trái; các buồng tim ở phía dưới gọi là tâm thất phải và tâm thất trái. Các tâm nhĩ nhận máu từ các tĩnh mạch trở về tim và bơm máu xuống các tâm thất. Các tâm thất bơm máu ra khỏi tim vào các động mạch. Các van tim giống như các cánh cửa chỉ mở một chiều. Bình thường tim có 4 van:

Van ba lá: ở bên tim phải, cho phép dòng máu chảy từ tâm nhĩ phải xuống tâm thất phải.

Van hai lá: ở bên tim trái, kiểm soát dòng máu chảy từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái.

Van động mạch phổi: giúp cho máu chỉ đi theo một chiều từ tâm thất phải lên động mạch phổi và từ đó máu được trao đổi ôxy ở phổi.

Van động mạch chủ: giúp cho máu chỉ đi theo một chiều từ tâm thất trái lên động mạch chủ (là động mạch chính đưa máu từ tim đi nuôi cơ thể).

Van ba lá và van hai lá được gắn với tâm thất bởi các cột cơ và dây chằng đặc biệt. Các cột cơ và dây chằng này kiểm soát sự hoạt động của van tim.

Thay van tim.

Quả tim sẽ suy yếu khi van tim bị hỏng

Thấp tim là nguyên nhân thường gặp nhất gây bệnh van tim. Thấp tim có thể làm van tim bị viêm, xơ hóa và dày lên theo thời gian làm cho các van tim không thể mở ra hoặc đóng lại một cách bình thường. Một số người bị bệnh van tim từ khi mới sinh nên được sửa hay thay van từ khi còn nhỏ. Các van tim cũng có thể bị tổn thương do nhiễm khuẩn (viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn) hay những bệnh lý khác như vữa xơ động mạch, nhồi máu cơ tim... Van tim bị tổn thương làm hạn chế dòng máu chảy qua van gọi là hẹp van tim. Van tim đóng không kín, làm cho dòng máu chảy ngược lại các buồng tim gọi là hở van tim. Cả hai tổn thương trên thường hay kết hợp với nhau.

Khi van tim bị tổn thương, tim sẽ bơm máu kém hiệu quả hơn, do vậy tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu giàu ôxy đi nuôi cơ thể. Khi tim phải làm việc quá nhiều có thể dẫn đến bị suy, gây ra khó thở, đau ngực, mệt mỏi và giữ nước lại trong cơ thể gây phù. Nếu các triệu chứng trên xuất hiện, có thể cần phải nong van, sửa van hay thay van tim.

Van tim sẽ sửa chữa và thay như thế nào?

Nong van tim bằng bóng qua da: Khi van hai lá, van động mạch phổi và một số trường hợp van động mạch chủ bị hẹp khít đơn thuần (không kèm theo hở van hay chỉ hở van ở mức độ nhẹ) và không có huyết khối ở trong các buồng tim thì các bác sĩ có thể tách các van bị hẹp này bằng bóng qua da. Bác sĩ sẽ luồn một ống thông có gắn quả bóng ở đầu qua da theo đường động mạch hoặc tĩnh mạch đùi vào tới vị trí van tim bị hẹp. Bóng sẽ được bơm căng lên với kích thước đã được lựa chọn trước làm cho van tim bị hẹp được tách rộng ra. Sau đó các dụng cụ sẽ được rút ra ngoài.

Phẫu thuật sửa van tim: Khi lá van bị tổn thương, bờ các lá van bị dày lên, co kéo hay khi bị sa lá van làm cho van đóng không kín, hậu quả là làm cho dòng máu có thể phụt ngược trở lại buồng tim. Van hai lá có thể được sửa bằng cách lấy đi phần lá van thừa và khâu phần còn lại với nhau, hoặc bằng cách tạo hình lại các dây chằng. Các phẫu thuật viên có thể đặt thêm một vòng đặc biệt gọi là vòng tạo hình vòng van để làm thu nhỏ lại vòng van bị giãn. Một ưu điểm của phẫu thuật sửa van tim là bệnh nhân vẫn tiếp tục được sử dụng van tim của chính mình.

Phẫu thuật thay van tim: Nếu van tim của bệnh nhân bị tổn thương quá nhiều không thể sửa được nữa thì cần được cắt đi và thay thế bằng van tim nhân tạo. Các van nhân tạo được chia ra thành 2 nhóm: van sinh học và van cơ học (được làm bằng kim loại, hay các chất tổng hợp khác...).

Người bị bệnh van tim hay sau phẫu thuật van tim có nguy cơ bị một nhiễm khuẩn đặc biệt gọi là viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn. Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn xuất hiện khi vi khuẩn xâm nhập vào trong dòng máu và làm loét sùi van tim. Điều đó có thể gây nhiều biến chứng trầm trọng. Bệnh nhân hãy dùng thuốc kháng sinh trước và sau một số thủ thuật như:

Tất cả các thủ thuật có liên quan đến răng miệng, bao gồm lấy cao răng, đánh bóng răng. Để làm giảm vi khuẩn trong miệng, hãy đánh răng và sát khuẩn miệng hàng ngày, kiểm tra răng miệng định kỳ 6-12 tháng một lần.

Bất cứ một phẫu thuật lớn nào; các tiểu phẫu và trong một số trường hợp khác như sinh con; các thủ thuật có gây tổn thương cho tổ chức của cơ thể, như soi bàng quang, thăm trực tràng...

Nguy cơ bị nhiễm khuẩn trong các tình huống này rất nhỏ nếu người bệnh được dùng thuốc kháng sinh. Hãy liên hệ ngay với bác sĩ nếu có bất cứ dấu hiệu nào như sốt, vã mồ hôi, ăn không ngon, sụt cân hay mệt mỏi kéo dài.

Một số lưu ý về van tim

Van cơ học

- Van bóng trong khung (Caged-ball = Starr – Edwards)

- Van một đĩa nghiêng (Single – titing – disk = Bjork – Shiley, Medtronic – Hall).

- Van hai đĩa nghiêng (Bileaflet – titing – disk = St. Jude Medical)

- Đặc điểm: dùng rất lâu, lỗ van rộng, nhưng gây tạo huyết khối.

Van sinh học

- Van dị ghép (heterograft = Carpentier - Edwards)

- Màng ngoài tim

- Đặc điểm: dùng ít lâu hơn, lỗ van nhỏ, nhưng tạo huyết khối rất ít.

Khám thực thể

- Bình thường: tiếng khô giòn, có thể có âm thổi nhẹ khi máu chảy qua (bình thường có khuynh độ nhỏ qua van).

- Bất thường: tiếng thổi trào ngược, không có tiếng đóng van cơ học.

Van bóng trong khung

INR 4.0 ® 4.9

Van một đĩa nghiêng

INR 3.0 ® 3.9

Van hai đĩa nghiêng

INR 2.5 ® 2.9

Van cơ học nguy cơ cao (nhiều van, biến cố thuyên tắc trước đó, ¯ EF, rung nhĩ, ­ nhĩ T lớn).

INR 3.0 ® 4.5

Van sinh học

? INR 2.0 – 3.0 x 2-3 tháng (trừ khi nguy cơ cao ® không hạn định)

Thủ thuật nhỏ (vd: nhổ răng)

thường có thể tiếp tục kháng đông

Thủ thuật lớn (vd: phẫu thuật)

Ngưng Warfafin trước phẫu thuật và bắt đầu dùng lại sau đó.

Thủ thuật lớn nhưng nguy cơ cao gây huyết khối thuyên tắc (vd: van bóng trong khung, van hai lá nhân tạo, có biến cố thuyên tắc mạch trước đó).

Trước mổ: ngưng Warfafin và bắt đầu heparin; 2-4 giờ trước mổ: ngưng haparin. Sau mổ: bắt đầu lại heparin và wafafin càng sớm càng tốt nếu có thể.

(N Engl J Med 335:407, 1996; Mayo Clin Proc 73: 665, 1998)

Dự phòng viêm nội tâm mạc

Biến chứng

- Huyết khối tại van (đặc biệt là với van bóng trong khung).

- Lấp mạch ( loại trừ viêm nội tâm mạc).

- Suy cấu trúc: van cơ học: hiếm, ngoại trừ Bjork- Shiley.

- Van nhân tạo: 30% bị suy yếu trong vòng 10-15 năm.

- Tán huyết ( đặc biệt là với van bóng trong khung).

- Rỉ cạnh van (loại trừ viêm nội tâm mạc).

Viêm nội tâm mạc.

 

gigigi

2013-09-12 191209

Tiện ích