Bạn đang truy cập: Trang chủ Thầy thuốc của bạn Tư vấn chữa bệnh Sau khi phẫu thuật tim thì có khỏi hẳn không hay lại bị tái lại không

Sau khi phẫu thuật tim thì có khỏi hẳn không hay lại bị tái lại không

Email In PDF.
Xem kết quả: / 1
Bình thườngTuyệt vời 

Sau khi phẫu thuật tim thì có khỏi hẳn không hay lại bị tái lại không?

Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. :Mình 20 tuổi, bị bệnh hẹp eo động mạch chủ,sau khi phẫu thuật tình trạng bệnh mình sẽ thế nào, liệu có tái phát không ,cảm ơn !
http://nhidong.org.vn/Data_Nhidong1/1141/image001.jpg
http://nhidong.org.vn/Data_Nhidong1/1141/image001.jpg
Hẹp eo động mạch chủ là dị tật tim bẩm sinh đứng hàng thứ 3 sau thông liên thất và còn ống động mạch. Vị ttrí hẹp có thể ở trước ống động mạch hoặc sau ống động mạch. Bệnh gặp ở con trai nhiều gấp 3 lần ở con gái. Khoảng 20% trẻ nhỏ nhập viện vì suy tim là do hẹp eo động mạch chủ. Tỉ lệ tìm thấy trên mổ tử thi là 1/4000 (1).

Triệu chứng của bệnh phụ thuộc vào vị trí hẹp. Bệnh nhân hẹp eo động mạch chủ trên ống thường biểu hiện ngay ở giai đoạn sơ sinh hoặc trẻ còn bú bằng chậm phát triển thể chất và suy tim. Bệnh nhân có vị trí hẹp sau ống có biểu hiện lâm sàng đa dạng phụ thuộc vào mức độ hẹp. ở trẻ còn bú, các triệu chứng không đặc hiệu như chậm tăng trưởng, kém ăn, kích thích có thể là hậu quả của hẹp nhẹ. Trái lại, hẹp nặng có thể biểu hiện là một cấp cứu với các hậu quả của tưới máu tổ chức kém dẫn đến suy sụp đa phủ tạng(1). Biểu hiện của sơ sinh hoặc trẻ bé rất nguy kịch. Sau khi sinh, trẻ không có triệu chứng vài ngày hoặc vài tuần nhưng ngay sau khi ống động mạch đóng lại các triệu chứng của suy tuần hoàn xuất hiện nhanh chóng với hạ huyết áp, nhịp nhanh, thở nhanh, không sờ thấy mạch chi dưới. Trong những trường hợp nặng mạch chi trên cũng yếu do suy thất trái. Vô niệu và toan chuyển hoá có thể xuất hiện trong vòng vài giờ (2).

Trên khám lâm sàng, nghe thấy tiếng thổi ở bên ngực trái hoặc sau lưng là dấu hiệu cổ điển. Chênh áp giữa chi trên và chi dưới là dấu hiệu gợi ý đáng quan tâm. Cần phải luôn nghĩ đến hẹp eo động mạch chủ trên trẻ có cao huyết áp(1). Tiếng thổi nghe rõ nhất ở giữa hai xương bả vai (2).

X quang thấy tim hơi to hoặc không có gì đặc biệt. Mặc dù CT, MRI hoặc chụp mạch là các phương pháp chẩn đoán chính xác nhưng đa số các trường hợp có thể được chẩn đoán bằng siêu âm.

Chẩn đoán hẹp eo động mạch chủ không khó tuy nhiên tỉ lệ bỏ sót chẩn đoán khá cao. 3/5 bệnh nhân trong báo cáo này đã chẩn đoán nhầm trước mổ: 2 bệnh nhân được chẩn đoán còn ống động mạch và 1 bệnh nhân chẩn đoán là bệnh cơ tim dãn. Nguyên nhân chẩn đoán sai lầm trước hết là do các thiếu sót trong khám lâm sàng. 4/5 bệnh nhân trong loạt nghiên cứu này không được đo huyết áp và bắt mạch chi dưới. Huyết áp cao chi trên, thấp ở chi dưới và mạch mu hoặc mạch bẹn yếu hoặc không bắt được là các dấu hiệu lâm sàng quan trọng cần phải được tiến hành một cách hệ thống cho các bệnh nhân tim mạch để không bỏ sót hẹp eo động mạch chủ. Tiếng thổi tâm thu trong hẹp eo động mạch chủ cũng có các đặc điểm khác trong còn ống động mạch. Tiếng thổi trong còn ống động mạch nghe rõ ở liên sườn II bên trái, trong khi đó tiếng thổi trong hẹp eo động mạch chủ nghe rõ ở khoang liên sườn III bên trái và phía sau giữa 2 xương bả vai (2).

Siêu âm mặc dù là phương tiện xác định chẩn đoán nhưng trên thực tế vẫn có thể nhầm lẫn. 3/5 bệnh nhân đã có nhầm lẫn trong chẩn đoán siêu âm: 2 trường hợp chẩn đoán còn ống động mạch và 1 trường hợp chẩn đoán là bệnh cơ tim dãn. Hai trường hợp chẩn đoán còn ống động mạch do người làm siêu âm chỉ chú ý đến thương tổn còn ống động mạch kèm theo mà không chú ý đến tổn thương chính là hẹp eo động mạch chủ. Trường hợp chẩn đoán bệnh cơ tim dãn có lẽ do người làm siêu âm chỉ chú ý đến các biểu hiện dãn các buồng tim do hậu quả của hẹp eo động mạch chủ mà không thăm dò kĩ động mạch chủ. Chính vì vậy trước khi khẳng định chẩn đoán bệnh cơ tim dãn cần thăm dò kĩ động mạch chủ để loại trừ hẹp eo động mạch chủ.

Điều trị còn ống động mạch chủ yếu bằng phẫu thuật tuy nhiên trong các trường hợp cấp cứu có thể điều trị tạm thời bằng một số thuốc.

ProstaglandinE có tác dụng duy trì mở ống động mạch ở sơ sinh vì vậy có thể tưới máu chi dưới bằng thất phải và thậm chí nếu ống đóng thì vẫn làm dãn động mạch chủ sau chỗ hẹp, vì vậy vẫn làm tăng luồng máu qua chỗ hẹp.

Phẫu thuật hẹp eo động mạch chủ thành công đầu tiên là do Gross ở Boston và Crafoord ở Nylin năm 1945(2). Các trường hợp hẹp eo động mạch chủ nhẹ có thể thích nghi với cuộc sống không cần phẫu thuật. Do vậy, chỉ định phẫu thuật được dành cho các bệnh nhân có chênh lệch áp lực giữa chi trên và chi dưới >20mmHg khi nghỉ hoặc hẹp >50% đường kính động mạch (1). Cho đến nay có nhiều kỹ thuật mổ nhưng có thể chia 3 loại chính(1, 2, 3, 4, 5, 6):

- Phẫu thuật cắt đoạn hẹp và nối đầu trên với đầu dưới

- Tạo hình động mạch chủ bằng động mạch dưới đòn

- Tạo hình động mạch chủ bằng miếng vá nhân tạo.

Mỗi loại kỹ thuật có chỉ định khác nhau, tuy nhiên phẫu thuật cắt đoạn hẹp và nối đầu trên với đầu dưới là phẫu thuật được ưa thích. Kết quả phẫu thuật rất khích lệ. Trong số 138 bệnh nhân được phẫu thuật tại bệnh viện Boston chỉ có 14 trường hợp tử vong trong nhóm <1 tháng tuổi chủ yếu là có kèm theo các dị tật phối hợp khác. Mặc dù vậy, theo dõi lâu dài cho thấy 12 bệnh nhân (9%) có biểu hiện hẹp lại, chủ yếu là các bệnh nhân đã mổ trong thời kì sơ sinh (2).
Trong những năm gần đây nhiều tác giả đã tiến hành điều trị hẹp eo động mạch chủ bằng nong chỗ hẹp bằng bóng(7, 8, 9). Kinh nghiệm từ Mexico cho thấy trong số 333 bệnh nhân được nong bóng có tỉ lệ thành công đạt đến 93,7%(7).

Kết luận
Hẹp eo động mạch chủ là môt dị tật dễ bị bỏ sót chẩn đoán. Đo huyết áp và bắt mạch cả chi trên và chi dưới là các biện pháp cần thiết trong khám lâm sàng. Phẫu thuật có kết quả tốt. Nong chỗ hẹp bằng bóng nên thực hiện ở các trung tâm có điều kiện.
 

gigigi

2013-09-12 191209

Tiện ích