Bạn đang truy cập: Trang chủ Thầy thuốc của bạn Kinh nghiệm
thịt ít mỡ

Dinh dưỡng cho trái tim khỏe mạnh

Trái tim khỏe mạnh không có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch là điều ai cũng mong muốn. Để làm được điều đó chúng ta nên chú ý tới chế độ ăn uống của mình. Dưới đây là chế độ nên ăn tốt cho tim mạch, tránh nguy cơ mắc hiện tượng nhồi máu cơ tim - triệu chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong trong 3 phút nếu không cấp cứu kịp thời.


Tránh ăn quá nhiều dẫn đến thừa cân

Béo phì là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến xơ vữa động mạch và bệnh tim mạch bao gồm : tăng huyết áp, kháng isulin, cholesterol tăng cao…Theo các nhà khoa học, một người bình thường có chỉ số BMI ( cân nặng chia cho bình phương chiều cao ) dao động từ 18 - 24,9. Trái tim của bạn được cấu tạo và hoạt động tốt nhất khi nó làm việc trong một cơ thể có chỉ số BMI từ 18-24,9.


Nếu như bạn thừa 15 kg, điều đó cũng như hàng ngày bạn khoác trên vai “một ba lô đựng…15 viên gạch”. Khi đó trái tim sẽ phải làm việc quá sức, tình trạng này kéo dài khiến cơ tim hoạt động kém hiệu quả. Tim cũng giống như một động cơ trong máy móc, muốn làm việc tốt và bền chỉ khi nó làm việc đúng công suất và thường xuyên bảo dưỡng. Bảo vệ tim, tránh nguy cơ mắc bệnh tim mạch phải có một chế độ ăn hợp lý, ăn ít dầu, mỡ, muối, đường…Hạn chế sử dụng các đồ ăn nhanh, thực phẩm đã qua chế biến, hoặc đồ đông lạnh, có chất bảo quản.

Ăn nhiều rau và hoa quả tươi

Rau quả tươi có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất các loại. Lượng calorie trong rau quả lại thấp và nhiều chất xơ (chất nhuận tràng hữu ích). Rau quả cũng chứa các yếu tố vi lượng như đồng, kẽm có ích cho hệ tim mạch. Tốt nhất nên chọn các loại rau quả tươi vừa thu hoạch. Nếu là hoa quả dự trữ hoặc đóng hộp, nên chọn những loại được cất giữ trong tủ lạnh hoặc đông lạnh. Tránh các loại hoa quả đóng hộp có hàm lượng muối hoặc đường cao, rau quả đóng hộp trộn dầu hoặc kem…


Ăn ngũ cốc nguyên hạt

Kết hợp ngũ cốc nguyên hạt trong chế độ ăn uống để giảm cholesterol. Ngũ cốc nguyên hạt chứa các sợi chất xơ giúp ngăn cản quá trình hình thành mảng xơ vữa tránh tình trạng động mạch vành bị tắc nghẽn khiến máu không thể lưu thông đến tim. Ví dụ như gạo lứt, trong gạo lứt rất giàu chất dinh dưỡng đặc biệt là các nguyên tố và sinh tố vi lượng. Lớp cám của gạo lứt khi xay dối cũng chứa một chất dầu đặc biệt có tác dụng điều hòa huyết áp, làm giảm cholesterol. Vì vậy ngay hôm nay hãy bổ sung trong chế độ ăn một số ngũ cốc nguyên hạt.


Hạn chế chất béo có hại và cholesterol

Chất béo có hại tồn tại nhiều trong mỡ động vật, da động vật, dầu chiên đi chiên lại nhiều lần... chất béo tồn tại trong đó khó tổng hợp, phân hủy. Nếu chất béo này liên tục được bổ sung lâu ngày sẽ hình thành các khối mỡ thừa. Duy trì lượng cholesterol dưới 300mg/ngày với người khỏe mạnh và dưới 200mg/ngày với người đã có lượng LDL cao. Các loại chất béo được khuyên nên sử dụng lựa chọn là dầu oliu, bơ thực vật, dầu lạc,…


Thịt ít mỡ

Nên lựa chọn các loại thịt ít mỡ như thịt nạc, thịt gia cầm, cá, lòng trắng trứng. Những loại thực phẩm này cung cấp một lượng lớn protein nhưng lại ít chất béo kèm theo. Nhiều loài cá như cá hồi, cá thu, cá trích, ngoài protein còn chứa nhiều chất omega – 3, là một loại axit béo rất tốt cho tim mạch. Một số các loài đậu như đậu nành, đậu lăng… cũng chứa nhiều protein nên có thể thay thế được thịt động vật. Hạn chế sữa chưa tách bơ, nội tạng động vật, lòng đỏ trứng, thịt nguội, thịt, sườn nướng trong bữa ăn.


Ăn nhạt

Ăn mặn có thể làm tăng huyết áp tâm thu lên từ 8 – 10mmHg. Lượng muối trong ngày đối với người khỏe mạnh không nên quá một thìa cà phê (khoảng 2.300mg) và không quá 1.500mg/ ngày đối với người trên 50 tuổi, người có bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, suy thận.

   

Chúng ta không nên ăn mặn

Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), cứ 2 giây lại có 1 người chết vì bệnh tim mạch. Trung bình một năm có 17,5 triệu người chết và dự đoán đến năm 2020 sẽ có 25 triệu người chết vì căn bệnh này.

Các nghiên cứu đã chứng minh một trong những nguyên nhân đáng chú ý gây bệnh tim mạch là do thói quen ăn mặn thiếu kiểm soát. Vì vậy, chưa bao giờ việc giảm ăn mặn lại trở nên bức thiết như hiện nay.

Hiểm họa từ bát nước chấm

Thói quen ăn mặn dễ nhận thấy nhất là từ bát nước chấm trong bữa ăn hàng ngày. Trong văn hóa ẩm thực của người Việt, bát nước chấm đóng vai trò vô cùng quan trọng, đôi khi là trung tâm của cả bữa ăn. Bát nước chấm dùng chung trên mâm cơm, từ xưa đến nay làm khẩu vị đậm đà hơn, món ăn có hương vị đặc trưng hơn và biểu thị tính cộng đồng gắn bó của người Việt. Bát nước chấm Việt cũng vô cùng đa dạng và phong phú, thường mỗi món phải đi kèm với một loại nước chấm riêng phù hợp. Chính thói quen dùng nước chấm thường xuyên này đã làm chúng ta ăn mặn hơn bình thường một cách đáng kể bởi hầu hết các loại nước chấm đều chứa hàm lượng muối cao để bảo quản sản phẩm. Chưa kể, trong bữa ăn chính của người Việt thường bao gồm cơm, một món gia vị (nước chấm) và ba món ăn cơ bản đủ chất và cân bằng âm dương. Trong ba món cơ bản này, muối đã được nêm trong quá trình chế biến. Vì vậy, việc dùng nước chấm kết hợp với các món ăn chính hàng ngày đã làm chúng ta ăn muối nhiều gấp nhiều lần số lượng cho phép.

Và những thói quen xấu khó bỏ

Không chỉ dùng nhiều muối từ nước chấm có trong bữa ăn chính, việc dùng trái cây chấm muối cũng làm chúng ta vô tình nạp muối vào cơ thể. Với một số người, họ sẽ không ăn trái cây, hoa quả nếu không có gia vị muối tôm khoái khẩu hay chén muối ớt đỏ rực. Thậm chí, một số người còn ăn muối không mà không nhận thức được trong bữa ăn mình đã ăn rất nhiều muối so với quy định. Thói quen ăn mặn còn được thể hiện rõ nét qua những món ăn vặt “giàu muối” không thể bỏ qua như cá loại khô, bánh snack, bánh mặn... Đặc biệt, do tiết kiệm thời gian, thực phẩm chế biến sẵn đang là ưu tiên hàng đầu của nhiều người trong mỗi bữa ăn. Ít ai biết được rằng, loại thực phẩm này là một “mỏ muối” vì muối được dùng trong các thực phẩm này rất nhiều để bảo quản thực phẩm được lâu.

Từ những thói quen trên, thật không có gì ngạc nhiên khi công bố của Viện Dinh dưỡng quốc gia cho thấy, người Việt Nam hiện đang dùng muối nhiều gấp 3 lần so với lượng muối cho phép. Người Việt hiện đang sử dụng 18-22g/người/ngày trong khi đó, theo khuyến cáo của Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), mỗi ngày chúng ta chỉ nên sử dụng 3 - 6g muối. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng chỉ cho biết để giữ sức khỏe tốt, người bình thường không nên ăn quá 6g muối/người/ngày (tương đương 1 muỗng cà phê muối).
Ăn mặn có hại ra sao?
Ăn mặn là cội nguồn của nhiều căn bệnh gây tỉ lệ tử vong cao, đặc biệt là tim mạch. Theo TS.BS TrầnThị Minh Hạnh, Trưởng Phòng Dinh dưỡng cộng đồng – Trung tâm Dinh dưỡng Tp.HCM, khi ăn mặn, cơ thể chúng ta sẽ “nạp vào” một lượng natri lớn. Khi đó hàm lượng natri trong máu sẽ gia tăng và thận phải làm việc “quá công suất” mới lọc máu được. Khi lượng natri trong máu cao, thận không thể phát huy tối đa khả năng làm việc sẽ gia tăng áp lực thẩm thấu trong lòng mạch. Hậu quả là nước sẽ di chuyển bên trong lòng mạch theo áp lực thẩm thấu gây tăng thể tích máu. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp và gánh nặng cho hoạt động tim mạch.

Theo WHO, ăn mặn là tác nhân gây ra 62% các ca tai biến mạch máu não và 49% các ca nhồi máu cơ tim. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến suy tim. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, ăn nhiều muối hơn mức cho phép thì tỷ lệ mắc bệnh huyết áp càng cao. Điều này đồng nghĩa với sự gia tăng nguy cơ những cơn đau tim và đột quỵ. Không những vậy, nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, ăn mặn còn là tác nhân gây ra nhiều căn bệnh khác như: suy thận, loãng xương, ung thư dạ dày...

Giảm ăn mặn bằng cách nào?

Đối với người Việt, ăn mặn là thói quen có từ lâu đời và khó bỏ bởi nó làm hài lòng khẩu vị trong mỗi bữa ăn. Vì vậy, để bảo vệ được sức khỏe, đồng thời vẫn duy trì được cảm giác ngon miệng, cần tập ăn nhạt thực hiện dần dần, không thể giảm đột ngột (trừ các trường hợp bị các bệnh lý mà bác sĩ chỉ định phải ăn nhạt).

Theo BS Minh Hạnh, chúng ta nên bắt đầu giảm muối trong bữa ăn từng bước một, bằng cách pha loãng nước chấm hoặc chọn nước chấm có công thức giảm muối, nêm thức ăn nhạt hơn thói quen ăn uống bình thường, nên chọn thực phẩm tươi sống để nấu thức ăn thay vì dùng thực phẩm chế biến sẵn để hạn chế dùng muối. Không trữ các món mặn khô, mắm ở trong nhà. Các bà nội trợ, người “cầm cân nẩy mực” trong chuyện ăn uống của cả nhà nên linh động tìm hiểu các công thức nấu ăn lành mạnh ít muối để bảo vệ sức khỏe gia đình. Cần tập cho trẻ nhỏ thói quen ăn nhạt ngay từ nhỏ để hạn chế các hiểm họa bệnh tật do ăn mặn gây ra.
   

Thức ăn Thực phẩm tăng hàm lượng cholesterol “tốt”

Thức ăn tăng hàm lượng cholesterol “tốt”

Biết cách bổ sung thực phẩm hợp lý cho bữa ăn của mình sẽ giúp bạn tăng đáng kể hàm lượng cholesterol “tốt”, giúp hạn chế các bệnh về tim mạch.

Sau đây là một số loại thực phẩm như vậy:

Hạn chế chất béo bão hòa

   

Tập vận động chân sau mổ

   
vorung

Vỗ rung tác dụng tốt cho hầu hết bệnh nhân sau mổ tim phổi

Đa số các bệnh phổi đều có sự tăng tiết chất đờm dãi. Loại dịch tiết chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh này nếu ứ đọng lâu trong phổi sẽ đặc quánh lại, dính vào thành phế quản. Việc vỗ rung ngực giúp đờm dễ thoát ra hơn.

Đờm kích thích niêm mạc phế quản, gây phản xạ ho. Ho có tác dụng tống đờm hoặc dị vật ra ngoài. Nhưng ho nhiều về đêm lại làm cho người bệnh mất ngủ và mệt mỏi. Vậy làm thế nào để đưa thật nhiều đờm ra ngoài mà không phải ho bị động? Người ta đã đề xuất phương pháp vỗ rung lồng ngực.

Vỗ rung lồng ngực thường được áp dụng trong điều trị các bệnh phổi có tiết nhiều đờm, gồm các bệnh giãn phế quản, viêm phế quản mạn tính, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, áp-xe phổi ở giai đoạn ộc mủ, những trường hợp ốm phải nằm lâu ngày ít cử động, người bị liệt... Phương pháp này giúp cho đường thở thông thoáng, không khí ra vào phổi nhiều hơn, góp phần tích cực vào việc phục hồi chức năng bộ máy hô hấp. Điều trị bằng kỹ thuật vỗ rung lồng ngực, không dùng thuốc là cách giảm kinh phí điều trị và rút ngắn thời gian nằm viện của người bệnh. Phương pháp này có thể thực hiện rộng rãi ở bệnh viện cũng như ở tại gia đình bệnh nhân. Người thực hiện có thể là bác sĩ, Điều dưỡng, người nhà hoặc chính người bệnh.

   

Nước Cam tươi giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch

Các chuyên gia ở Đại học Auvergne, Pháp (UOA) sau khi kết thúc nghiên cứu ở 24 người có thói quen dùng loại đồ uống rất phổ biến này. Theo nghiên cứu, những người đàn ông trung tuổi nên dùng hai cốc nước cam hay nửa lít mỗi ngày trong vòng 1 tháng thì huyết áp sẽ giảm đáng kể, gần sát với ngưỡng an toàn. Một trong những lợi thế chính có trong nguồn nước này là hesperidin, đây là loại hóa chất có nhiều trong cam, chè xanh, đậu nành và một số loại hoa quả khác.

Nhóm người nói trên uống đều đặn nửa lít nước cam trong thời gian 4 tuần, 4 tuần tiếp theo chỉ uống nước có chứa đường và dùng viên hesperidin, 4 tuần cuối chỉ uống nước trắng và giả dược không có chứa thành phần hesperidin. Kết quả thu được cho thấy, hai giai đoạn đầu, huyết áp tâm trương/huyết áp tâm thu giảm trung bình 3,2 - 5,5mmHg so với giai đoạn dùng nước trắng và giả dược, tỷ lệ giảm bệnh có thể đạt trên 20%. Mặc dù có tác dụng tích cực, nhưng theo chuyên môn, nhóm người đang dùng thuốc trị huyết áp thì nhất thiết phải tư vấn bác sĩ trước khi uống bất kỳ loại nước ép nào, kể cả nước cam, nước nho và nước táo ép.

   
   

Thức ăn giàu vitamin K có lợi cho người bệnh tim mạch

Hạn chế bệnh tim mạch: Vitamin K có tác dụng giúp ngăn ngừa xơ cứng động mạch ở nhóm người mắc bệnh mạch vành và suy tim, bảo vệ thành lớp lót động mạch không bị tổn thương.

* Hạn chế bệnh giãn tĩnh mạch: Nếu cơ thể thiếu hụt vitamin K sẽ làm cho tính hoạt hoá của protein GLA bị suy giảm, đây là protein có vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khoẻ tĩnh mạch, nếu protein GLA bị suy yếu thì rủi ro mắc bệnh giãn tĩnh mạch rất cao.

   

Ăn nghệ tốt cho tim

Ăn nghệ tốt cho tim

Theo một nghiên cứu mới đây của Canada, chất curcuma có trong nghệ cho phép giảm nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim, đặc biệt là ở những người hay ngáy khi ngủ.

   

Những thức ăn tốt cho người bệnh tim

Trong các loại thực phẩm mà chúng ta sử dụng hằng ngày, có một số loại có khả năng giúp cơ thể phòng chống được một số bệnh tật như: tim mạch, ung thư… sau đây xin giới thiệu 5 loại thức ăn đã được các trung tâm nghiên cứu đánh giá cao về khả năng hỗ trợ phòng chống tim mạch, nhờ vào một số hoạt chất có trong nó.

   

gigigi

2013-09-12 191209

Tiện ích