Bạn đang truy cập: Trang chủ Thầy thuốc của bạn

Tăng tiết mồ hôi và cách điều trị bằng mổ nội soi

Email In PDF.

Tăng tiết mồ hôi và cách điều trị bằng mổ nội soi

alt

Căn bệnh này khiến mồ hôi ra nhiều ở bàn tay, hố nách và bàn chân. Đa phần bệnh nhân than phiền rằng họ gặp rắc rối trong khi làm việc và giao tiếp, ví dụ như khi bắt tay, cầm bút, đánh máy và nắm tay người yêu. Tuy nhiên, căn bệnh này có thể chữa khỏi nhờ mổ nội soi ngực cắt hạch giao cảm.

Rất nhiều chức năng của cơ thể được kiểm soát bằng hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Chúng có vai trò cạnh tranh và đối lập đối với nhiều chức năng của cơ thể như nhịp tim, bài tiết mồ hôi. Tuy chưa biết rõ nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi nhưng các bác sĩ biết rằng nó chịu sự kiểm soát của hệ thần kinh giao cảm. Ngoài ra, các yếu tố như stress, cảm xúc, việc luyện tập... cũng góp phần làm tăng tiết mồ hôi. Ở những người bị bệnh nặng, triệu chứng này có thể xuất hiện một cách tự nhiên, không cần yếu tố kích thích. Khoảng 1% dân số Mỹ bị chứng tăng tiết mồ hôi.

Tất cả các phương pháp điều trị không phải ngoại khoa đều chỉ là tạm thời. Trong khi đó,mổ nội soi ngực cắt hạch giao cảm (ETS)đơn giản mà lại đạt hiệu quả cao, làm ngừng sự ra mồ hôi quá mức ở tay, và đôi khi cũng giúp giảm một phần sự ra mồ hôi nhiều ở chân và hố nách.

Một ống nội soi và các dụng cụ nhỏ xíu được đưa vào lồng ngực qua những lỗ có kích thước bằng đầu sợi rơm. Thông qua những chiếc lỗ gần phía dưới nách, bác sĩ sẽ cắt bỏ dây thần kinh kích hoạt việc tiết mồ hôi.

Mổ nội soi có ưu thế hơn hẳn so với phương pháp mổ phanh cổ điển. Các ca mổ phanh thường kéo dài hơn và gây tổn thương nhiều hơn (bác sĩ phải mở một đường lớn ở ngực, cắt cơ, tách xương sườn để tiếp cận dây thần kinh giao cảm). Phần lớn bệnh nhân phẫu thuật ETS được ra viện trong cùng ngày hoặc ngày hôm sau và có thể bắt đầu các hoạt động của mình gần như ngay lập tức.

Bạn quan tâm đến phương pháp điều trị này xin liên hệ

TS. Phạm Hữu Lư Khám và tư vấn

 hoặc gọi điện :0913572381

 

Lời khuyên cho bệnh nhân suy tĩnh mạch

Email In PDF.

18 Lời khuyên cho bệnh nhân Suy tĩnh mạch

Vận động bắp chân cùng với mang vớ y khoa là hai phương pháp quyết định sự thành công của điều trị suy tĩnh mạch. Khi bắp chân vận động sẽ nở ra từng đợt theo nhịp bước của chân và ép vào tĩnh mạch tạo ra một nhát bơm máu về tim. Cần hiểu rõ vận động như thế nào là có lợi nhất cho tĩnh mạch.

lk 1
1. Ăn đủ chất xơ, tránh bị táo bón

Đảm bảo khẩu phần ăn hằng ngày có đủ chất xơ như trái cây, rau quả tươi, ngũ cốc, rau củ, … để tránh bị táo bón.

lk 2
2. Đảm bảo nhu cầu 2 lít nước mỗi ngày

Nhu cầu nước mỗi ngày cho cơ thể một người lớn là 2 lít nước (bao gồm: nước uống và cả những thức ăn hoặc thức uống có nước), đặc biệt khi thời tiết nóng.

lk 3
3. Nên mang giày đế mềm, gót thấp. Không nên mang giày cao gót

Nên bước đi tự nhiên bằng cả bàn chân.

lk 4
4. Không nên mặc quần áo quá chật (bó sát quá)

Không nên mặc những loại quần áo chật, đặc biệt là bó sát ở vùng chậu và hông. Quần áo bó chật làm cản trở máu lưu thông.

lk 5
5. Nên vận động nhiều, đi bộ hàng ngày

Đi cầu thang bộ thay vì dùng thang máy.Â
Có nhiều cơ hội để tập tĩnh mạch: ở cao ốc văn phòng, ở các trung tâm mua sắm, ở chung cư … Nên dùng thang bộ vì sức khỏe tĩnh mạch của bạn.

alt
6. Ngồi đúng tư thế, tránh đè ép lên mặt dưới đùi

Không ngồi đong đưa chân, nên ngồi tư thế chắc chắn: chân chạm đất, để mặt dưới đùi vừa chạm ghế hoặc hổng trên mặt ghế, sao cho mặt ghế không tỳ lên mặt dưới đùi vì sẽ làm cản trở lưu thông máu tĩnh mạch chạy dọc mặt sau đùi.

lk 7
7. Nếu công việc của bạn buộc phải đứng liên tục thì nên thay đổi tư thế thường xuyên

Bạn có thể chạy tại chỗ mà vẫn làm việc được, nó sẽ giúp làm giảm tải lên hệ thống tĩnh mạch của bạn.

lk 8
8. Tránh khiêng vác nặng

Xách nặng (ví dụ như đi chợ, mua sắm) sẽ làm cho máu dồn xuống chân nhiều hơn và làm cho tĩnh mạch càng bị quá tải. Cố gắng tránh xách nặng, hãy để tất cả lên xe đẩy.

lk 9
9. Nên xoay tròn bàn chân trên gót chân

Xoay từ trái qua phải, và ngược lại.

lk 10
10. Nên nhón gót khi phải ngồi lâu. Lặp lại nhiều lần

Tập nhón gót – đứng cùng lúc cả hai bàn chân lên đầu các ngón chân, lặp lại nhiều lần.

lk 11
11. Hoặc nhịp chân khi phải ngồi lâu. Lặp lại nhiều lần

Nhấc mũi bàn chân lên xuống giống như động tác nhịp chân. Cố gắng nâng bàn chân lên tối đa cho đến khi không thể nhấc lên được nữa. Lặp lại nhiều lần.

alt
12. Hoặc đá chân co duỗi hai chân xen kẽ khi ngồi lâu

Co và duỗi nhẹ hai chân xen kẽ nhau (đá chân trước sau xen kẽ), kết hợp nhón gót (lúc co chân lại) và nhấc bàn chân (lúc duỗi chân ra).

lk 13
13. Nên tập những môn thể thao có động tác nhịp nhàng và nhẹ nhàng

Ví dụ như: đi bộ, chạy bộ, khiêu vũ, bơi lội, đạp xe, …

alt
14. Không nên chơi những môn thể thao cử động nhanh, mạnh và chuyển 
hướng đột ngột gây chấn động lên hệ tĩnh mạch chân

Các môn thể thao nặng (cử tạ, tập thể hình, chạy tốc độ, nhảy cao, nhảy xa, …), các môn có đối đầu căng thẳng (tennis, cầu lông, …), những môn chơi với bóng (bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, …).

lk 15
15. Kê chân cao khi ngủ

Thư dãn nghỉ ngơi và ngủ: nên kê chân cao hơn tim khoảng 15 cm.

lk 16
16. Sau khi tắm xong nên xối chân lại bằng nước lạnh

Nước lạnh sẽ làm co thắt tĩnh mạch, giúp cho sự vận chuyển máu hồi lưu về tim dễ dàng hơn.
Tránh tắm nước nóng.

lk 17
17. Sau khi tắm hơi, tắm bồn nên xối chân lại bằng nước lạnh

Tắm hơi và ngồi ngâm mình trong nước nóng (Jacuzzi) cũng được, nhưng sau đó bạn phải nhớ xối chân lại bằng nước lạnh và nằm gác chân cao.

lk 18
18. Không nên phơi nắng nhiều, nắng nóng có hại cho tĩnh mạch của bạn

Chúng ta thường thích tắm nắng. Nhưng nắng nóng có hại cho tĩnh mạch của bạn. Bạn nên chọn nơi có bóng mát, và nếu có điều kiện bạn nên đi dạo trên bờ biển bằng cách lội chân trần trong nước biển lạnh.

 

KHÁM TƯ VẤN BỆNH SUY TĨNH MẠCH

Email In PDF.

KHÁM TƯ VẤN BỆNH SUY TĨNH MẠCH

ab


Nhằm nâng cao khám và điều trị bệnh suy giãn Tĩnh Mạch nông chi dưới cho nhân dân trong cộng đồng, Khoa Phẫu thuật Tim mạch và lồng ngực – Bệnh viện HN Việt Đức triển khai khám và tư vấn cho người mắc bệnh " Suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới"

Â

tm

KHOA PT TIM MẠCH VÀ LỒNG NGỰC BỆNH VIỆN HN VIỆT ĐỨC
PHÒNG KHÁM 127 TẦNG 1 NHÀ C2 KHU KHÁM BỆNH

Điện thoại phòng khám: 04.38253531 nhánh 392
Điện thoại tư vấn: 0916393842 - 0988558245
Email: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.

Â

Bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp nào, tùy thuộc vào tình trạng lâm sàng của bệnh: độ lớn của tĩnh mạch bị dãn, có biến chứng không, nguy cơ của tĩnh mạch dãn…

Điểm chung của các phương pháp xâm lấn là nhằm loại bỏ vĩnh viễn các tĩnh mạch dãn nổi dưới da (các tĩnh mạch nông), hoàn toàn không can thiệp vào hệ tĩnh mạch sâu. Mục đích là để thẩm mỹ, để điều trị hoặc phòng ngừa những biến chứng có thể xảy ra (như khả năng hình thành huyết khối cao đối với các tĩnh mạch ngoằn nghoèo gấp khúc quá nhiều).

Cũng cần nhắc lại là hệ tĩnh mạch nông chỉ có tác dụng “thu gom” dịch và các chất thải chuyển hóa để đưa vào tĩnh mạch sâu. Từ đó, tĩnh mạch sâu sẽ “vận chuyển” máu về tim, sau khi đã qua thận và gan để lọc chất dơ, sau đó đưa lên phổi để đổi lấy ô-xy. Như vậy, sau khi loại bỏ tĩnh mạch nông, các chất dịch dơ sẽ được thu gom bằng các tĩnh mạch còn lại hoặc tân sinh các mạch máu, hoặc bằng hệ thống bạch huyết tại chỗ.

alt

BẮN LASER QUA DA

Là dùng năng lượng laser “bắn” qua da để đốt những mạch máu nhỏ li ti nổi lên bề mặt da (tĩnh mạch mạng nhện). Sức nóng laser sẽ làm mạch máu teo lại và tắc vĩnh viễn. Mạch máu chết sẽ ẩn dưới da.

Phương pháp này chỉ áp dụng cho các tĩnh mạch mạng nhện (các sợi gân đỏ li ti nổi dưới da) mà không dùng cho các tĩnh mạch lớn hơn.

CHÍCH XƠ

 Là dùng một loại th tạo bọt đặc biệt tiêm vào tĩnh mạch dãn để làm đông khô tĩnh mạch lại. Loại thuốc này khi tiếp xúc với máu trong tĩnh mạch sẽ nhanh chóng đông lại, làm tắc vĩnh viễn mạch máu này (giống như đổ xi măng). Qua thời gian, đoạn tĩnh mạch chết sẽ teo lại và ẩn dưới da.

Tùy theo độ lớn tĩnh mạch mà dùng nồng độ thuốc khác nhau. Tĩnh mạch càng lớn thì độ đậm đặc càng cao. Tĩnh mạch nhỏ quá thì không chích xơ được, phải đốt laser qua da.

phongmo1Â PHẪU THUẬT TƯỚC TĨNH MẠCH

Tước tĩnh mạch có thể dùng dụng cụ hoặc không. Nguyên tắc là rạch da hai đầu tĩnh mạch cần lấy bỏ, sau khi cầm máu, rút bỏ tĩnh mạch dãn. Phương pháp này không để lại tĩnh mạch dưới da như phương pháp khác, do đó không thấy “một đường xanh” ẩn dưới da sau khi làm thủ thuật.

RẠCH TĨNH MẠCH LẤY CỤC MÁU ĐÔNG

Khi tĩnh mạch bị tắc gây phù chân bên dưới chỗ tắc. Tùy theo tình trạng lâm sàng, bác sĩ sẽ quyết định thời điểm thích hợp để rạch lấy đi cục máu đông, nhằm giải áp cho mạch máu, tạo sự lưu thông trở lại bình thường. Nếu điều trị nội khoa làm tan mạch máu được thì có thể không cần phải làm thủ thuật này.

altĐỐT NỘI MẠCH BẰNG LASER HOẶC SÓNG RADIO (RFA)

Đây là kỹ thuật hiện đại nhất hiện nay. Tuy nhiên, cũng giống như phương pháp phẫu thuật tước tĩnh mạch, mục đích của phương pháp này là loại bỏ vĩnh viễn các tĩnh mạch nông bị dãn và lớn, còn tương đối thẳng. Nếu đã ngoằn nghoèo và gấp khúc nhiều, không làm được phương pháp này vì không thể luồn dây trong lòng mạch được.

Kỹ thuật cơ bản là luồn một sợi dây kim loại thật mảnh vào trong tĩnh mạch (có camera hoặc không), từ dưới lên, đến vị trí cần thiết, sau đó bấm nút khởi động trong vài giây, sức nóng của laser hoặc RF sẽ làm teo đầu trên của mạch máu, làm tắc đường về và chết mạch máu vĩnh viễn. Qua thời gian, mạch máu sẽ khô đi, để lại một đường gân xanh đen dưới da.

 

Dinh dưỡng cho trái tim khỏe mạnh

Email In PDF.

Trái tim khỏe mạnh không có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch là điều ai cũng mong muốn. Để làm được điều đó chúng ta nên chú ý tới chế độ ăn uống của mình. Dưới đây là chế độ nên ăn tốt cho tim mạch, tránh nguy cơ mắc hiện tượng nhồi máu cơ tim - triệu chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong trong 3 phút nếu không cấp cứu kịp thời.


Tránh ăn quá nhiều dẫn đến thừa cân

Béo phì là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến xơ vữa động mạch và bệnh tim mạch bao gồm : tăng huyết áp, kháng isulin, cholesterol tăng cao…Theo các nhà khoa học, một người bình thường có chỉ số BMI ( cân nặng chia cho bình phương chiều cao ) dao động từ 18 - 24,9. Trái tim của bạn được cấu tạo và hoạt động tốt nhất khi nó làm việc trong một cơ thể có chỉ số BMI từ 18-24,9.


Nếu như bạn thừa 15 kg, điều đó cũng như hàng ngày bạn khoác trên vai “một ba lô đựng…15 viên gạch”. Khi đó trái tim sẽ phải làm việc quá sức, tình trạng này kéo dài khiến cơ tim hoạt động kém hiệu quả. Tim cũng giống như một động cơ trong máy móc, muốn làm việc tốt và bền chỉ khi nó làm việc đúng công suất và thường xuyên bảo dưỡng. Bảo vệ tim, tránh nguy cơ mắc bệnh tim mạch phải có một chế độ ăn hợp lý, ăn ít dầu, mỡ, muối, đường…Hạn chế sử dụng các đồ ăn nhanh, thực phẩm đã qua chế biến, hoặc đồ đông lạnh, có chất bảo quản.

Ăn nhiều rau và hoa quả tươi

Rau quả tươi có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất các loại. Lượng calorie trong rau quả lại thấp và nhiều chất xơ (chất nhuận tràng hữu ích). Rau quả cũng chứa các yếu tố vi lượng như đồng, kẽm có ích cho hệ tim mạch. Tốt nhất nên chọn các loại rau quả tươi vừa thu hoạch. Nếu là hoa quả dự trữ hoặc đóng hộp, nên chọn những loại được cất giữ trong tủ lạnh hoặc đông lạnh. Tránh các loại hoa quả đóng hộp có hàm lượng muối hoặc đường cao, rau quả đóng hộp trộn dầu hoặc kem…


Ăn ngũ cốc nguyên hạt

Kết hợp ngũ cốc nguyên hạt trong chế độ ăn uống để giảm cholesterol. Ngũ cốc nguyên hạt chứa các sợi chất xơ giúp ngăn cản quá trình hình thành mảng xơ vữa tránh tình trạng động mạch vành bị tắc nghẽn khiến máu không thể lưu thông đến tim. Ví dụ như gạo lứt, trong gạo lứt rất giàu chất dinh dưỡng đặc biệt là các nguyên tố và sinh tố vi lượng. Lớp cám của gạo lứt khi xay dối cũng chứa một chất dầu đặc biệt có tác dụng điều hòa huyết áp, làm giảm cholesterol. Vì vậy ngay hôm nay hãy bổ sung trong chế độ ăn một số ngũ cốc nguyên hạt.


Hạn chế chất béo có hại và cholesterol

Chất béo có hại tồn tại nhiều trong mỡ động vật, da động vật, dầu chiên đi chiên lại nhiều lần... chất béo tồn tại trong đó khó tổng hợp, phân hủy. Nếu chất béo này liên tục được bổ sung lâu ngày sẽ hình thành các khối mỡ thừa. Duy trì lượng cholesterol dưới 300mg/ngày với người khỏe mạnh và dưới 200mg/ngày với người đã có lượng LDL cao. Các loại chất béo được khuyên nên sử dụng lựa chọn là dầu oliu, bơ thực vật, dầu lạc,…

thịt ít mỡ


Thịt ít mỡ

Nên lựa chọn các loại thịt ít mỡ như thịt nạc, thịt gia cầm, cá, lòng trắng trứng. Những loại thực phẩm này cung cấp một lượng lớn protein nhưng lại ít chất béo kèm theo. Nhiều loài cá như cá hồi, cá thu, cá trích, ngoài protein còn chứa nhiều chất omega – 3, là một loại axit béo rất tốt cho tim mạch. Một số các loài đậu như đậu nành, đậu lăng… cũng chứa nhiều protein nên có thể thay thế được thịt động vật. Hạn chế sữa chưa tách bơ, nội tạng động vật, lòng đỏ trứng, thịt nguội, thịt, sườn nướng trong bữa ăn.


Ăn nhạt

Ăn mặn có thể làm tăng huyết áp tâm thu lên từ 8 – 10mmHg. Lượng muối trong ngày đối với người khỏe mạnh không nên quá một thìa cà phê (khoảng 2.300mg) và không quá 1.500mg/ ngày đối với người trên 50 tuổi, người có bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, suy thận.

 
Trang 1 trong tổng số 5

gigigi

2013-09-12 191209

Tiện ích