Bạn đang truy cập: Trang chủ Nhân ái Những tấm lòng tốt
'Bóng hồng' nơi sự sống cái chết chỉ trong gang tấc

"Bóng hồng" nơi sự sống cái chết chỉ trong gang tấc

Điều dưỡng Bảo Ngọc xinh đẹp từng xót xa chứng kiến bệnh nhi thập tử nhất sinh, chị có khi vừa lau thi thể cháu bé vừa khóc.

Nghề đáng quý

Đến khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực, bệnh viện Việt Đức, nữ điều dưỡng trong khoa chiếm tỷ lệ khá cao khoảng 70%. Công việc điều dưỡng ở đây là chăm sóc bệnh nhân nằm trong khoa, bệnh nhân nặng ở phòng hồi sức cấp cứu sau phẫu thuật, sắp xếp lịch khám, đưa đón bệnh nhân. Thậm chí, họ còn có những nhiệm vụ không tên và đầy cao cả là tiễn bệnh nhân quá nặng, tiên lượng không qua khỏi về với gia đình.

Gặp điều dưỡng Nguyễn Bảo Ngọc, người bệnh sẽ cảm thấy đỡ đau đớn hơn. Ngọc hay cười và khá xinh đẹp. Ngọc còn quá trẻ, em sinh năm 1990. Sau khi học xong trung cấp Y, em vào đây làm việc.

Ngọc từng tham gia thi tuyển vào ngành tiếp viên hàng không, nhưng vì nghề đó phải đi nhiều, nhà lại neo người nên Ngọc đã chọn nghề điều dưỡng để theo đuổi. Em bảo rằng, đây là một nghề đáng quý, chăm sóc được cho người bệnh rồi người nhà của mình.

Điều dưỡng là công việc vất vả, phải trực đêm nhưng Ngọc vẫn vui vẻ. Ở ngoài viện, dù có việc gì buồn đến mấy, khi đến viện, bận với bệnh nhân, gặp gỡ bệnh nhân khiến em thấy vui thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn.

Nhưng nghề này cũng khiến em trăn trở nhiều. Một lần, trong một kíp trực, sau khi bác sĩ giải thích khả năng cứu sống bệnh nhi không cao. Bố em bé nghe thấy vậy, liền quỳ xuống van xin bác sĩ cứu. “Em chẳng biết làm gì hơn ngoài an ủi người nhà bệnh nhi chỉ vài tháng tuổi đó dù mình cũng thấy xót xa lắm”, Ngọc kể.

Vì Ngọc mới vào nghề nên nỗi vất vả của nghề điều dưỡng em vẫn chưa trải qua hết. Em còn mơ mộng lắm. Cũng phải thôi, Ngọc còn trẻ quá.

Nghề điều dưỡng với nữ giới càng vất vả hơn. Chuyện để chồng con ở nhà để đi trực đêm là chuyện nhỏ, thậm chí ngày Tết, vẫn phải bỏ gia đình để đến viện. Có em, vừa cưới chồng, tuần trăng mật chưa hưởng hết đã phải đi trực đêm, để chồng mới cưới ở nhà một mình.


Tại khu hồi sức cấp cứu, khoa Phẫu thuật Tim mạch – Lồng ngực, các nữ điều dưỡng ở đây khá bận rộn với những bệnh nhân nặng sau phẫu thuật.

Chị Nguyễn Thị Thu Hà, phụ trách điều dưỡng tại đây chia sẻ: Tôi gắn bó với nghề này đã 15 năm nay. Trước, cứ 5 ngày thì trực đêm 1 ngày. Chồng tôi vốn là bộ đội, cũng có lúc cả chồng và vợ phải cùng trực đêm. May mắn cho tôi có bà dì ở cùng nên trông nom đỡ.

Có những lúc, con ốm, sốt cao, tiêu chảy mà vẫn phải đến viện trực, trong trường hợp vậy, trước khi đi làm, tôi phải chuẩn bị thuốc sẵn sàng, khi nào rỗi thì gọi điện về hỏi thăm con để vừa đảm bảo công việc vừa đảm bảo cho con.

Giọng chị Hà trùng xuống: Chồng con bao giờ cũng thích mẹ ở nhà nhưng vì công việc, có những hôm sinh nhật con hay gặp gỡ anh em trong gia đình lại không có mặt mình. May mắn, chồng chị cũng thông cảm. Nhưng cũng có người không được theo nghề như chị. Có nữ điều dưỡng đã phải chọn lựa giữa gia đình và công việc. Người đó phải từ bỏ nghề của mình để tập trung lo cho gia đình.

Bệnh nhi mất: Vừa lau người cháu, vừa khóc

Trưởng điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Hà bảo: Chỉ có tình yêu với nghề mới giữ chị làm nghề này lâu đến vậy. Mẹ chị cũng công tác trong ngành y, bà nói với chị rằng: “Khi mẹ vào TPHCM, mẹ bị ốm, điều dưỡng trong đó rất nhẹ nhàng với bệnh nhân.

Con làm nghề cứu người cần có tấm lòng, hãy xem giúp được bệnh nhân là vui. Con đừng nghĩ mình chăm sóc họ là ban ơn cho họ. Con phải giữ tình cảm con người với con người trong cách cư xử với bệnh nhân”.

Những lời mẹ dạy, chị Hà luôn tâm niệm.

Chị chăm sóc bệnh nhân với tấm chân tình và rồi chị cũng nhận được sự đáp trả cho tấm chân tình đó. Từng bát chè các chị nấu ăn thêm mỗi khi ca trực muộn, chị múc cho bệnh nhi nghèo. Không chỉ có chị, mà những nữ điều dưỡng ở đây còn chia sẻ suất cơm, nước uống cho bệnh nhân.

Trong ký ức của chị Hà, niềm vui thì nhiều mà nỗi niềm cũng lắm. Mỗi khi bệnh nhân được các nhà hảo tâm ủng hộ chị rất vui nhưng chị cũng buồn khi có cháu ra đi trong hoàn cảnh bố mẹ quá nghèo.

Một bệnh nhân chỉ vài tháng tuổi mắc bệnh tim, nhà ở tận Cao Bằng được phẫu thuật, nhưng cháu đã không qua khỏi. “Khổ thân thằng cu, trông mũm mĩm xinh xắn lắm”.

Khi cháu đã ra đi, chị vừa lau người cho cháu, vừa nghẹn ngào tuôn lệ vì xót xa. Cháu mất đi, nhưng bố mẹ không có tiền để đưa cháu về Cao Bằng.

Gia đình định cho cháu vào túi du lịch rồi đi về bằng xe khách. Các bác sĩ, điều dưỡng ở đây thấy vậy định ủng hộ tiền đưa cháu về. Mỗi người một ít. Nhưng sau đó, cha mẹ cháu quyết định để cháu lại bệnh viện nhờ giúp đỡ.

Nhiều câu chuyện cảm động hàng ngày vẫn tiếp diễn ở viện, nơi sự sống cái chết chỉ trong gang tấc. Ở đây, tình cảm luôn tràn đầy.

  1. Nguyễn Tâm

VTCnews

   

Cuộc đấu trí những 'bàn tay vàng' trên bàn mổ

Cuộc đấu trí những 'bàn tay vàng' trên bàn mổ

10.10.2012 09:19

Bắt đầu từ những cuộc hội chẩn trước hàng trăm ca mổ tim với nguy cơ rủi do cao, mục tiêu duy nhất mà các bác sĩ khoa phẫu thuật Tim mạch BV Việt Đức hướng tới là làm thế nào để những trái tim không lỗi nhịp. Đối mặt giữa sự sống và cái chết, người thầy thuốc quyết tâm làm tất cả để cứu sống con tim.

Sức mạnh của niềm tin
Hai năm trước, một bé gái đỏ hỏn bị mẹ đẻ bỏ lại cho sư thầy ở chùa Trùng Quang, huyện Mỹ Hào, Hưng Yên khi mới được vài tuần tuổi. Sư thầy Thích Tịnh Hiếu đã đặt cho bé cái tên Minh Tuệ với niềm hy vọng ánh sáng trí tuệ sẽ soi đường cho bé đến với tương lai tốt đẹp. Nhưng nỗi lo cứ lớn dần khi Minh Tuệ luôn ốm yếu với những cơn ho kéo dài và sư thầy thường xuyên phải bế bé đi bệnh viện.
Sư thầy Thích Tịnh Hiếu đưa bé Minh Tuệ trở lại viện khám sau mổ
Bản thân nhà sư cũng không hiểu bé mắc bệnh gì, tại sao nhiều sơ sở y tế từ chối không chữa trị? Sau đó, các bác sĩ cũng thông báo cho sư thầy biết bé Tuệ bị bệnh tim bẩm sinh và để tiến hành phẫu thuật sẽ tốn rất nhiều tiền. Sư thầy Tịnh Hiếu choáng váng, vì nhà chùa không thể có số tiền 50 triệu để cứu cháu bé. Đang trong cảnh “tiến thoái lưỡng nan”, có người mách thầy mang Minh Tuệ đến BV Việt Đức với hy vọng “các bác sĩ ở đây sẽ kêu gọi kinh phí để phẫu thuật cho bé”.
PGS – TS Nguyễn Hữu Ước, Trưởng khoa phẫu thuật Tim mạch, BV Việt Đức vẫn không quên hình ảnh một phụ nữ mặc đồ nâu sòng bế trên tay đứa trẻ mặt mũi tím tái, nhìn ông như cầu cứu. Ngay từ những xét nghiệm đầu tiên đã xác định Minh Tuệ bị dị tật bẩm sinh Fallot 4 ở thể nặng. Không khí trong phòng hội chẩn chùng xuống, mọi người đều tiên lượng tỷ lệ thành công của ca phẫu thuật này rất ít.

Nếu ca mổ thất bại, toàn bộ chi phí phẫu thuật sẽ không được nhà tài trợ “trái tim cho em” thanh toán và trong tình huống đó, các bác sĩ sẻ phải bỏ tiền túi ra để bù trả. Nghiêm trọng nhất khi tính mạng của bé Minh Tuệ mất đi, cũng đồng nghĩa với việc uy tín, lòng tự tin của toàn bộ khoa Tim mạch bị tổn thất… Bất chấp mọi rủi ro, các bác sĩ quyết tâm mổ cho cháu bé.
Ca phẫu thuật tim đầy cân não.
Đích thân bác sĩ Ước trực tiếp cầm dao mổ. Ca mổ kéo dài 5 tiếng đồng hồ mà tưởng như 5 ngày trời, với sự đấu trí, cân não “phải cứu sống bé Tuệ bằng mọi giá”. Khi bé Tuệ được đưa vào phòng mổ, thầy Thích Tịnh Hiếu đứng dưới gốc cây ngoài sân bệnh viện bắt đầu tụng kinh với niềm tin Đức Phật sẽ chứng cho tấm lòng của các bác sĩ và “gia hộ” cho Minh Tuệ, để sinh linh bé bỏng đầy bất hạnh vượt qua cơn bạo bệnh.
Đấu trí trên bàn mổ
Hết ca mổ này đến ca mổ khác, khoảng cách mong manh giữa sự sống và cái chết luôn là nỗi trăn trở đối với người bác sĩ. Bác sĩ Ước chia sẻ: “Tâm lý của người bác sĩ trước ca mổ rất căng thẳng với rất nhiều câu hỏi. Làm thế nào đây để rủi do thấp nhất và tỷ lệ thành công cao nhất? Chọn lựa giải pháp sửa chữa, thay thế, trang thiết bị loại nào để tiết kiệm chi phí phẫu thuật ở mức tối đa cho người bệnh…”
Không ai có thể tưởng tượng được trạng thái tâm lý của người bác sĩ khi họ bắt đầu đường mổ đầu tiên trên cơ thể người bệnh, đối diện với trái tim đang ứa máu trong từng nhịp rung yếu ớt. 5 tiếng đồng hồ căng mắt dõi theo hàng trăm mạch máu, xử lý từng thương tổn của con tim… chỉ cần một giây chậm trễ, một nút thắt – mở sai, vị trí van tim bị lệch, bệnh nhân sẽ phải trả giá bằng tính mạng.
Thực tế, những trường hợp bệnh càng nặng, rủi do càng cao vì mổ khó và phức tạp, có sống tỷ lệ thành công cũng không lớn, chi phí phẫu thuật lại rất cao. Trước tình thế đó, dù chỉ còn 1% hi vọng sống các gia đình vẫn sẵn sàng ký giấy mổ cho con em mình. Chữ ký đó đồng nghĩa với việc họ đặt tất cả niềm tin vào đội ngũ thầy thuốc với hy vọng duy nhất “con mình được cứu sống”. Trong hoàn cảnh đó, các bác sĩ hiểu rằng, bản thân họ đang gánh trên vai gánh nặng của “đức tin” về sự sống.
Cuộc chiến sau phẫu thuật
Ca mổ thành công nhưng chuyển sang phòng hậu phẫu rồi, quả tim bé nhỏ ấy có đập lại nữa hay không? Câu hỏi này thật khó đối với các bác sĩ, y tá, điều dưỡng, những người trực tiếp ở bênh cạnh bệnh nhân mỗi ngày trong phòng chăm sóc đặc biệt, khi phải đối mặt với nhiều tình huống căng thẳng, đồng thời cũng là “cuộc chiến” sau phẫu thuật của chính những bệnh nhân.
Sau ca mổ, bé Mai ở Hà Nội đã trải qua gần 4 tuần nằm trong phòng hậu phẫu. Tình trạng rất nguy kịch, lồng tử giãn hết, Mai hôn mê hoàn toàn, các bác sĩ xác định “bé sẽ chết”. Bên ngoài hành lang phòng hậu phẫu, cách đó chỉ vài bước chân, bố mẹ bé Mai không hề biết đến cơn nguy kịch của con và trong lòng họ không hề nghĩ đến việc con mình sẽ chết.
Vợ chồng họ mới cưới nhau, Mai là đứa con đầu lòng, là thứ tài sản quý giá nhất đối với họ và khi đưa con vào phòng mổ, dù biết là ngàn trùng nguy hiểm, nhưng họ vẫn có niềm tin sẽ lại nhìn thấy nụ cười của bé... Dù trong vô vọng, không ai nghĩ đến việc bé sẽ "ra đi”. Ngay trên đầu giường bé Mai treo những quả bóng với dòng chữ “Mai ơi cố lên!”.

Và như có phép lạ, một ngày trái tim bé bỏng của Mai rung lên những nhịp đập yếu ớt, bé Mai mở mắt nhìn xung quanh… Cô bé trở về trong vòng tay yêu thương của bố mẹ cùng những giọt nước mắt vui mừng của tất cả y bác sĩ…
Bé Tuấn ngày lên khám lại
Bé Tuấn ở Hải Phòng vào viện khi mới 3 tháng tuổi. Mổ tim xong, nhưng phổi quá yếu nên bé không thể thở và tim cũng không đập lại được, bác sĩ phải dùng máy móc hỗ trợ cho bé. Nằm hàng tháng trời trong phòng chăm sóc đặc biệt, sức khỏe của Tuấn ngày càng tàn lụi vì bệnh tim nặng kéo theo nhiều biến chứng. Chỉ cần tháo máy móc ra là Tuấn sẽ ra đi vĩnh viễn. Hàng ngày nhìn Tuấn và những đứa trẻ bé bỏng nằm trên giường bệnh, trong tâm những y bác sĩ luôn cầu nguyện các bé đừng rời xa trần gian.
Điều dưỡng Nguyễn Xuân Vinh viết trong nhật ký của mình: “Phải cố lên con ạ… Từ ngày con sinh ra đến giờ chỉ biết đến một màu trắng, màu trắng của áo blouse, màu trắng của ga giường bệnh, từ sáng đến tối chỉ biết đến thuốc và những mũi tiêm… Ngoài kia có mặt trời, hoa cỏ dại và có cả những màu sắc khác đẹp hơn màu trắng mà con đã biết. Biết là khó, nhưng hãy vượt lên sự nghiệt ngã của số phận, con sẽ tìm được sự bình yên…”.
Bố mẹ bé Tuấn trải qua 3 tháng trời chờ đợi tin con với nhiều đêm thức trắng, mà thông tin về con vẫn mờ mịt. Nhiều đêm, họ gọi điện thoại cho điều dưỡng Vinh lúc 1-2h sáng chỉ để hỏi: “Anh ơi, con em sao rồi?”. “Làm sao có thể trả lời cho họ rằng 'bé Tuấn đang rất nguy kịch', làm sao có thể làm tan đi niềm hi vọng nhỏ nhoi đang cháy lên trong lòng đôi vợ chồng trẻ ấy", điều dưỡng Vinh nghẹn ngào nói.

Bé Tuấn vẫn nằm bên giàn máy móc, trang thiết bị hiện đại và ngày tháng vẫn trôi qua… cho đến ngày tiếng khóc vang lên trong phòng hậu phẫu. Các y bác sĩ mừng rơi nước mắt vì biết chắc rằng Tuấn đã được hồi sinh từ cõi chết.

Hương Trần (Xzone/TTTĐ)

   
llinh

Quà Giáng sinh cho bé

Giáng sinh năm nay trở nên ấm áp hơn với các cháu bé mắc tim bẩm sinh đang nằm điều trị tại khoa phẫu thuật tim mạch và lồng ngực bệnh viện Việt Đức từ những món quà từ quỹ tìm hiểu về trái tim kết hợp công ty Mercedes- Benz đại diện có hoa hậu thân thiện Dương Thùy Linh và các Nghệ sĩ , Đặt biệt quỹ đã hỗ trợ cho kinh phí cho một trường hợp cháu bé tim bẩm sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn được phẫu thuật.

Hiện tại còn rất nhiều cháu bé tim bẩm sinh cần được giúp đỡ và hỗ trợ, các doanh nghiệp có tấm lòng mong muốn tài trợ trực tiếp cho các cháu xin vui lòng liên lạc tại khoa tim mạch và lồng ngực bệnh viện Việt Đức qua số điện thoại 0942449990

   

“Gia đình tôi ơn bác sĩ cả đời”

(Dân trí) - “Các bác sĩ đã giải thoát chồng tôi khỏi cửa tử, để gia đình tôi được sum họp. Điều mà trước đó, chúng tôi không dám mơ tới" là chia sẻ của vợ ông Nguyễn Văn Giác, bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối được hồi sinh sau ca ghép tim.
Chiều 23/11, khi phóng viên Dân trí gọi điện xuống Hải Phòng xin gặp bác Nguyễn Văn Giác, bệnh nhân được ghép tim từ người cho chết não tại bệnh viện Việt Đức, thì bác đã đi làm sớm.


Vợ chồng bác Giác trong lần tái khám hôm 1/11 tại bệnh viện Việt Đức

   

Để một trái tim không lỡ nhịp

Để một trái tim không lỡ nhịp

ANTĐ - Lúc sư thầy Thích Tịnh Hiếu bế đứa trẻ mới hơn 1 tuổi ốm sắp chết đi gõ cửa mấy bệnh viện trên Hà Nội, không ít người dân dưới quê đã ái ngại cho bà: “Đúng là làm phúc phải tội, ai đời đến ngần này tuổi lại phải đi nuôi con mọn. Đứa nhỏ bệnh tật hiểm nghèo thế kia, thầy lấy đâu ra tiền mà chạy chữa cho nó”. Thế nhưng thầy vẫn đi, tay bồng con, miệng niệm Phật, cuối cùng bằng niềm tin và tấm lòng của thầy, cái sinh linh ấy cũng thoát khỏi tay thần chết.


Sư thầy Thích Tịnh Hiếu và bé Minh Tuệ
   
   
   

gigigi

2013-09-12 191209

Tiện ích