Bạn đang truy cập: Trang chủ Tin tức Thông tin Y tế
alt

Kỷ nguyên phẫu thuật ít xâm lấn trong chuyên ngành tim - mạch - lồng ngực

Kỷ nguyên phẫu thuật ít xâm lấn trong chuyên ngành tim - mạch - lồng ngực

Cập nhật: Thứ bảy, 2/6/2018 - 12h33'

ĐÀ NẴNG - Ngày 1-6, Hội Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam tổ chức Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ VII với chủ đề: "Kỷ nguyên phẫu thuật ít xâm lấn trong chuyên ngành tim - mạch -lồng ngực". Hàng trăm đại biểu là các chuyên gia, giáo sư, giảng viên, bác sĩ trong lĩnh vực tim mạch, phổi, lồng ngực hàng đầu trong nước và quốc tế tham dự hội nghị. Hội nghị diễn ra đến hết ngày 2-6.


Theo Gs.Ts Lê Ngọc Thành - Chủ tịch Hội Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam, hội nghị là nơi các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành phẫu thuật tim mạch và lồng ngực trong và ngoài nước gặp gỡ, giao lưu, cập nhật và trao đổi kiến thức, kinh nghiệm. Đồng thời, đây còn là dịp cho các nhà khoa học trẻ, các bác sĩ tham gia, trao đổi, học tập với các chuyên gia, giáo sư tim mạch hàng đầu để cập nhật nâng cao kiến thức, hướng tới một cộng đồng trao đổi học thuật tại Việt Nam…

"Trong thời đại của khoa học và công nghệ tiên tiến, lĩnh vực phẫu thuật tim mạch và lồng ngực đang có những bước phát triển lớn trong những năm gần đây, với kiến thức chuyên môn và điều kiện kỹ thuật ngày càng được cải tiến đáng kể. Hiện nay trên thế giới, có rất nhiều sáng kiến và khái niệm khoa học hiện đại đang được nghiên cứu và giới thiệu từng ngày. Điều đó đã thôi thúc chúng tôi cần phải cập nhật và thay đổi nhằm bắt kịp xu thế phát triển", Gs.Ts Lê Ngọc Thành khẳng định.

Â

   
alt

Chuyển giao gói kỹ thuật “Ghép tim từ người cho chết não tại BV Chợ Rẫy” từ BV Hữu nghị Việt Đức

Suckhoedoisong.vn - Đó là kết quả được báo cáo trong lễ tổng kết và thanh lý hợp đồng đào tạo, chuyển giao gói kỹ thuật “Ghép tim từ người cho chết não tại BV Chợ Rẫy” từ BV Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội).

Lễ tổng kết đã diễn ra tại BV Chợ Rẫy vào ngày 6/4/2018 với sự tham gia và chủ trì của Ban lãnh đạo hai BV Chợ Rẫy và BV Hữu nghị Việt Đức. Hợp đồng đào tạo giữa hai bệnh viện được bắt đầu từ năm 2016.

Lãnh đạo hai BV Chợ Rẫy và BV Hữu nghị Việt Đức ký biên bản tổng kết chuyển giao gói kỹ thuật ghép tim từ người cho chết não tại BV Chợ Rẫy.

Thầy thuốc Nhân dân PGS. TS.BS. Nguyễn Trường Sơn – Giám đốc BV Chợ Rẫy, phát biểu: “Đây là một ngày hết sức đặc biệt khi tổng kết chuyển giao gói kỹ thuật ghép tim từ người cho chết não tại BV Chợ Rẫy.

Bắt đầu từ năm 2010, khi lần đầu tiên BV Chợ Rẫy tiến hành ca ghép thận từ người cho chết não theo đúng quy trình, tập thể BV Chợ Rẫy đã có một ước mơ đó là thực hiện các kỹ năng ghép tạng khác như ghép gan, ghép tim… nhằm mục đích điều trị hiệu quả, đem lại sự sống cho bệnh nhân suy tạng giai đoạn cuối.

2014, giấc mơ ghép gan từ người cho ghép não đã thành hiện thực. Với giấc mơ ấp ủ làm sao có thể ghép tim, thời gian đó lãnh đạo BV Chợ Rẫy đã bắt đầu làm việc với BV Việt Đức.”

Một bệnh nhân suy tim đã được ghép tim tại BV Chợ Rẫy theo gói chuyển giao kỹ thuật này

Điều hạnh phúc nhất là một ngày trước buổi lễ này, ngày 5/4, TS. BS. Trường Sơn cho biết thêm, đoàn chuyển giao kỹ thuật của BV Hữu nghị Việt Đức đã trực tiếp chuyển giao và hỗ trợ ê kíp BV Chợ Rẫy lấy tim, thận và giác mạc của một người cho chết não tại Đồng Nai theo đúng tinh thần thiện nguyện giữa người với người và cũng là tôn chỉ nhân văn của mọi tôn giáo. Đây cũng được xem là sự nghiệm thu thành công từ kết quả thực tế.

Â

Trong suốt quá trình chuyển giao, BV Chợ Rẫy đã cử 5 đoàn công tác ra BV Việt Đức, đoàn ít thì 3 người, đoàn đông là 4 – 5 người để được đào tạo từ nội khoa; kỹ thuật ghép tim; kỹ thuật gây mê trong ghép tim; kỹ thuật hồi sức sau ghép tim; điều trị, chăm sóc, theo dõi người bệnh sau ghép tim…

Thầy thuốc Nhân dân PGS. TS. BS. Nguyễn Trường Sơn, Giám đốc BV Chợ Rẫy cùng các bác sĩ của BV Chợ Rẫy đang chờ đón quả tim được hiến tặng từ người cho chết não tại BV Quân đội 108 ngày 26/2/2018.

GS. TS. Trần Bình Giang – Giám đốc BV Việt Đức, nhận định, để ghép được quả tim đòi hỏi nhiều yếu tố, huy động rất nhiều chuyên gia ở nhiều lĩnh vực từ ngoại khoa, gây mê hồi sức, nội tim mạch, phòng mổ… cùng với các phương tiện máy móc hiện đại như máy tim phổi nhân tạo, thuốc đặc trị… Khi thực hiện kỹ thuật ghép tim, cơ sở y tế đó phải là nơi hội đủ các điều kiện tốt nhất để thực hiện kỹ thuật này.

“Ý tưởng chuyển giao này đã được hai bệnh viện bàn bạc suốt một năm từ cuối 2015 và đến 2016, chúng tôi đã chính thức ký hợp đồng đào tạo, chuyển giao. Trong hơn một năm vừa qua, chuyển giao kỹ thuật chia làm hai giai đoạn.

Một, các bác sĩ, kỹ thuật viên, điều dưỡng từ BV Chợ Rẫy ra Hà Nội học tập cũng như thực hành các kỹ thuật “mộc”, trực tiếp trên 5 ca mổ ghép tim tại BV Việt Đức. Sau khi các nhân viên y tế của BV Chợ Rẫy được đánh giá đạt các điều kiện cần thiết về mặt kỹ thuật cũng như các mặt khác, bắt đầu thực hiện pha thứ hai là chuyển giao kỹ thuật tại BV Chợ Rẫy.

BV Việt Đức đã cử các đoàn chuyên gia kỹ thuật vào BV Chợ Rẫy giúp ê kíp của BV Chợ Rẫy trong thời gian vừa qua là 2 ca ghép tim vào ngày 29/5/2017 và 26/2/2018. Và mới đây nhất, ngày 5/4/2018, chúng tôi cũng đã trực tiếp hỗ trợ ghép tim ca thứ ba tại BV Chợ Rẫy. Chúng tôi đánh giá rằng các kỹ thuật ghép tim đã được BV Chợ Rẫy nắm bắt và thực hiện rất thành công.”

Giám đốc BV Chợ Rẫy đã trao tặng giấy khen cho 15 cá nhân công tác tại BV Hữu nghị Việt Đức có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác đào tạo, chuyển giao kỹ thuật “ghép tim từ người hiến tạng chết não” cho BV Chợ Rẫy.

Cũng trong buổi lễ tổng kết và thanh lý hợp đồng đào tạo, chuyển giao gói kỹ thuật “Ghép tim từ người cho chết não tại BV Chợ Rẫy” từ BV Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội), lãnh đạo BV Chợ Rẫy đã quyết định tặng giấy khen của Giám đốc BV Chợ Rẫy cho 15 cá nhân công tác tại BV Hữu nghị Việt Đức có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác đào tạo, chuyển giao kỹ thuật “ghép tim từ người hiến tạng chết não” cho BV Chợ Rẫy.

   
Hiện Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức là đơn vị duy nhất có phòng can thiệp, phẫu thuật tim mạch hybrid tại Việt Nam (ảnh do bệnh viện cung cấp).

Cứu sống hàng trăm bệnh nhân mắc bệnh lý tim mạch phức tạp

GiadinhNet - Thay vì phải trải qua cuộc đại phẫu thuật có nguy cơ rủi ro cao, chi phí lớn, chăm sóc hậu phẫu phức tạp… thì nay, bệnh nhân mắc các bệnh lý tim mạch phức tạp, đa thương tổn có thể được hồi sinh sự sống, tiết kiệm chi phí, thời gian phục hồi… bằng phương pháp hybrid.

Hiện Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức là đơn vị duy nhất có phòng can thiệp, phẫu thuật tim mạch hybrid tại Việt Nam (ảnh do bệnh viện cung cấp).

Ca phẫu thuật “nghẹt thở”

Giữa tháng 8/2013, Khoa Phẫu thuật tim mạch và lồng ngực (Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức) tiếp nhận bệnh nhân N.V.T (67 tuổi, quê Hải Phòng) trong tình trạng bị phồng động mạch chủ bụng và phồng quai động mạch chủ ngực, nguy cơ tử vong rất cao. Bệnh nhân đã được hội chẩn tại một bệnh viện khác, chỉ định mổ thay đoạn mạch nhân tạo động mạch chủ ngực, đặt stent. Chỉ định ngắn gọn là thế nhưng thực tế lại rất phức tạp. Nếu phẫu thuật thay hết động mạch, bệnh nhân phải giảm hoặc ngừng cấp máu cho nhiều cơ quan trong cơ thể khi mổ. Với thể trạng rất yếu, khả năng bệnh nhân sẽ không chịu được cuộc đại phẫu trong 12 tiếng đồng hồ, nguy cơ rủi ro, tử vong do sốc là rất cao.

Trong trường hợp bệnh nhân T được stent thông thường (hình dung như đoạn bắc cầu với 2 đầu cầu), tối thiểu phải điểm tỳ khoảng 1,5cm mới có thể đặt được đoạn stent graft. Nhưng với bệnh nhân này, đầu dưới của điểm bắc cầu chỉ có 1cm. Hàng loạt khó khăn bày ra trước mắt. Nếu 1cm đó “kích” quá, bác sĩ đặt lấn sâu hơn vào động mạch thân tạng, đầu ống stent graft sẽ bịt luôn các mạch máu nuôi ổ ruột gây thối ruột, bệnh nhân sẽ tử vong. Trong khi đó, kết quả chụp X- quang tim phổi cho thấy đoạn mạch ở quai động mạch chủ phồng lớn hơn, có nguy cơ dọa vỡ. Khó khăn chồng chất khó khăn.

12h đêm, PGS.TS Nguyễn Hữu Ước, Trưởng khoa Phẫu thuật tim mạch và lồng ngực được các đồng nghiệp báo tin về ca bệnh này. Ngay lập tức, ông tới bệnh viện, mở hồ sơ xem xét, tính toán. “Quả thật là ca bệnh rất khó, phức tạp. Nếu cho bệnh nhân ra về, nguy cơ tử vong trong 1 – 2 ngày sau là rất cao. Chỉ còn một cách là phải tiến hành song song hai kỹ thuật: Vừa phẫu thuật, vừa can thiệp mạch đặt stent gralf bịt khối phồng ở dưới chỉ trong giới hạn 1cm cho phép. Kết quả, ca phẫu thuật đã thành công, chỉ 5 ngày sau bệnh nhân được ra viện. Nếu với ca phẫu thuật thông thường, bệnh nhân phải nằm hồi sức ít nhất 3 tháng với 2/3 thời gian thở máy. Chi phí cho ca mổ, cộng với chi phí người nhà chăm sóc sau mổ trong 3 tháng trời đó, có khi lên tới tiền tỉ, nhưng với phương pháp hybrid, chi phí hết 300 - 500 triệu đồng ”, PGS.TS Nguyễn Hữu Ước nhớ lại.

Bệnh nhân T là một trong số 11 ca bệnh phồng động mạch chủ có chỉ định hybrid đã được cứu sống thành công bởi các bác sĩ tại Bệnh viện Hữu nghị Việt – Đức tính từ tháng 9/2012 đến nay. Đến thời điểm này, hybrid đã trở thành kỹ thuật thường quy tại khoa.

Tiết kiệm chi phí, khả năng hồi phục cao

PGS.TS Nguyễn Hữu Ước chia sẻ, có bốn phương pháp chính điều trị các bệnh lý tim mạch là: Nội khoa (dùng thuốc), ngoại khoa (phẫu thuật), can thiệp tim mạch, can thiệp kết hợp phẫu thuật tim mạch (hybrid). Tại Việt Nam, điều trị nội khoa, ngoại khoa là hai phương pháp truyền thống, can thiệp tim mạch là một lĩnh vực tuy mới nhưng đã có những bước phát triển đáng kể.

Về hybrid, PGS.TS Nguyễn Hữu Ước cho biết: Hybrid là kết hợp hai kỹ thuật cao cùng một thời điểm, trên cùng một vật thể để giải quyết hai mặt vấn đề. Thuật ngữ này được dùng cho mọi ngành, nghề. Khái niệm này đang được dùng nhiều nhất trong ngành y tế, khi kết hợp đồng thời hai kỹ thuật: Phẫu thuật và can thiệp tim mạch. Y văn thế giới ghi nhận, thuật ngữ hybrid lần đầu tiên được nhắc đến từ năm 1960, nhưng phải đến những năm 1970, ca đầu tiên áp dụng hybrid mới được tiến hành. Ở Việt Nam, thuật ngữ này được hiểu một cách bài bản, thật sự chỉ mới từ 5-7 năm gần đây. Đến nay, Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức là đơn vị duy nhất có phòng can thiệp, phẫu thuật tim mạch hybrid tại Việt Nam.

“Phương pháp này mang lại nhiều lợi ích to lớn như trong tình huống bệnh nhân có thương tổn tim mạch từ hai vị trí khác nhau (đa thương tổn). Việc kết hợp can thiệp - phẫu thuật sẽ giảm số lần mổ cho bệnh nhân, tiết kiệm thời gian, chi phí nằm viện và hiệu quả điều trị cao hơn,” PGS.TS Nguyễn Hữu Ước nhấn mạnh.

Một ca bệnh khác được thực hiện cap thiệp - phẫu thuật tim mạch thành công được PGS.TS Nguyễn Hữu Ước dẫn chứng. Bệnh nhân này bị chấn thương nặng sau tai nạn với chấn thương dập, vỡ gan, vỡ động mạch chủ. Sau khi được can thiệp - phẫu thuật tim mạch, sau 10 ngày bệnh nhân đã xuất viện khỏe mạnh. “Ca này nếu được phẫu thuật thông thường, tỷ lệ tử vong 99%. Nếu có sống được, thời gian hậu phẫu ít nhất 4 - 5 tháng nằm viện, chi phí vài trăm triệu. Nhưng nhờ được áp dụng phương pháp này, vừa cho phép can thiệp, vừa làm phẫu thuật cùng một thời điểm nên cơ hội hồi phục tốt hơn”, PGS.TS Nguyễn Hữu Ước cho biết.

Phương pháp này cũng đặc biệt có ý nghĩa với những bệnh nhân mắc các bệnh nặng mà chỉ một kỹ thuật không thể giải quyết được. Nhóm bệnh thứ 2 là bệnh nhân có thể làm phẫu thuật để được cứu chữa, nhưng phẫu thuật trực tiếp vào vùng thương tổn thì quá sức cho họ (do thể trạng sức khỏe kém, suy đa tạng, tổn thương đa tạng...), xác suất rủi ro quá cao.

Tại Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức, hệ thống can thiệp tim mạch hybrid đã được ứng dụng từ đầu năm 2013. Đến nay, sau gần 3 năm đưa vào sử dụng, Phòng Can thiệp tim mạch hybrid đã được chỉnh trang, hoàn thiện với diện tích 70m2, hệ thống máy móc tân tiến, đảm bảo điều kiện kiểm soát nhiễm khuẩn, cách ly và đã thực hiện kỹ thuật can thiệp tim mạch an toàn cho hơn 100 bệnh nhân, với nhiều thể bệnh, nhiều kỹ thuật rất đa dạng và phức tạp gồm cả bệnh tim bẩm sinh, bệnh tim người lớn, bệnh động mạch chủ, bệnh mạch máu ngoại vi…

Phương pháp đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ

Là một trong số ít những người tiên phong, mở đường đưa hybrid vào Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Hữu Ước cho biết, để thực hiện được phương pháp này, đòi hỏi rất nhiều yếu tố. Ngoài ý chí, quyết tâm phải đưa được phương pháp mới mẻ này để cứu chữa được nhiều ca bệnh phức tạp, khó khăn, thì yếu tố cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cũng phải đảm bảo để có thể phối hợp, vừa thực hiện can thiệp, vừa phẫu thuật được. Trang thiết bị ở đây không nhất thiết phải là đồ dùng đắt nhất bởi vai trò của máy can thiệp trong hybrid không phải là quá lớn. Vấn đề quan trọng nhất trong hybrid là các bộ phận, kỹ thuật cao như can thiệp, phẫu thuật phải điều phối, kết hợp nhịp nhàng với nhau.

Ngoài ra, để thực hiện được hybrid đòi hỏi phải có đơn vị ngoại khoa tim, mạch máu lớn, giỏi. Lâu nay, nhiều người vẫn thường bị ám ảnh bởi suy nghĩ, làm can thiệp tim mạch là phải nội khoa, chẩn đoán hình ảnh X-quang chứ không phải là của ngoại khoa. Do đó, cơ sở vật chất cho ngoại khoa để làm can thiệp tim mạch rất ít ỏi. Tại Việt Nam, Bệnh viện Hữu nghị Việt – Đức là đơn vị đầu ngành lớn nhất chuyên về ngoại khoa, lại có sự phối hợp về kỹ thuật phẫu thuật, đội ngũ phẫu thuật viên, can thiệp tim, mạch tiên tiến, nên khi triển khai phương pháp hybrid rất thuận lợi.

Thành công nhờ sự phối hợp nhịp nhàng

PGS.TS Nguyễn Hữu Ước – Trưởng khoa Phẫu thuật tim mạch và lồng ngực (Bệnh viện Hữu nghị Việt- Đức) giới thiệu về phương pháp hybrid trong phẫu thuật tim mạch. Ảnh: Chí Cường

PGS.TS Nguyễn Hữu Ước nhắc đi, nhắc lại rằng, trong phương pháp hybrid, sự phối hợp nhuần nhuyễn là yếu tố quyết định sự thành công. Ca bệnh được cứu sống không phải là thành quả của riêng một cá nhân nào, mà là thành công của cả tập thể. Trong 11 ca mắc bệnh lý phồng, đồng thời động mạch chủ được can thiệp thành công nhờ hybrid, có tới 5 ca là cấp cứu. Một lần nữa, việc phối hợp nhuần nhuyễn đã cứu sống được bệnh nhân.

PGS.TS Nguyễn Hữu Ước nhớ lại: “Tôi nhớ như in, cách đây không lâu, một trường hợp nhập viện cấp cứu bệnh lý tim mạch, được chỉ định hybrid, trong đó có đặt stent graft. Ống stent graft này được sản xuất ở nước ngoài, nhà phân phối lại ở một nước khác, không có sẵn ở Việt Nam. Mỗi người được chỉ định đặt ống stent graft lại có một kích cỡ khác nhau, nhà sản xuất không sản xuất đồng loạt, chỉ có một số cỡ cơ bản. Vậy là chúng tôi phải huy động mọi lực lượng, mối quan hệ, thậm chí cả người nhà để có thể tìm hàng, mua ngay một ống stent graft về từ kho hàng tại Singapore để về kịp đặt cho bệnh nhân ngay trong ngày. Nhờ đó, bệnh nhân được cứu sống, khỏe mạnh”.

Võ Thu/Báo Gia đình & Xã hộ

   
Bệnh nhân N.H.Đ tỉnh táo sau 2 ngày được ghép tim từ nguồn tạng là người cho chết não.Â

Quả tim mới cho thanh niên nằm phòng hồi sức tích cực suốt 3 tháng

Quả tim mới cho thanh niên nằm phòng hồi sức tích cực suốt 3 tháng

Â

Mắc bệnh giãn cơ tim giai đoạn cuối, đã 3 tháng nay, nam thanh niên 26 tuổi (Lạng Sơn) không thể ra khỏi phòng hồi sức cấp cứu. Khi cuộc sống chỉ còn tính từng ngày thì bệnh nhân bất ngờ nhận được quả tim từ người chết não hiến tặng.

Bệnh nhân N.H.Đ tỉnh táo sau 2 ngày được ghép tim từ nguồn tạng là người cho chết não. Ảnh: Xuân Vinh

Ngày 21/7 PGS.TS Nguyễn Hữu Ước, Trưởng Khoa Phẫu thuật tim mạch lồng ngực (Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội), cho biết đây là bệnh nhân thứ 10 được ghép tim thành công từ nguồn tạng cho là người chết não. Cùng với bệnh nhân này, còn 1 trường hợp khác được ghép gan, 2 bệnh nhân khác được ghép giác mạc từ nguồn hiến tạng này.

Trước đó, bệnh nhân nam N.H.Đ ( 26 tuổi) được chuyển đến từ Lạng Sơn trong tình trạng nguy kịch do giãn cơ tim giai đoạn cuối, suy gan, suy thận nặng. Ở nhà, bệnh nhân gần như không thể tự đi lại, ăn uống, đến uống nước cũng nôn... Khi vào viện, bệnh nhân ở tình trạng suy tim cấp rất nặng. Bệnh nhân phải đặt ống nội khí quản thở máy. Tình trạng suy gan nặng nề với biểu hiện da và niêm mạc rất vàng. Xét nghiệm men gan tăng cao trong máu.

Bệnh nhân đã được các bác sĩ tại khoa phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực hồi sức với những kỹ thuật tiên tiến và chuyên sâu: được lọc thay thế huyết tương 2 lần để hỗ trợ cho gan, giành giật lại sự sống... Sau đó tình trạng lâm sàng của bệnh nhân cải thiện. Bệnh nhân được rút ống nội khí quản.

Sau gần 1 tuần điều trị tích cực, chức năng các cơ quan dần hồi phục. Bệnh nhân có thể ăn uống và vận động nhẹ tại giường, da đỡ vàng hơn, đỡ khó thở hơn. Tuy nhiên do tình trạng tim rất nặng, bệnh nhân không thể ra khỏi phòng hồi sức tích cực (phòng dành điều trị bệnh nhân nặng) suốt 3 tháng tiếp đó bởi chỉ sau nửa ngày là lại rơi vào tình trạng suy hô hấp, khó thở. Và nếu không có nguồn tạng hiến để ghép tim, chắc chắn bệnh nhân sẽ chết trong vài ngày tới.Â

May mắn, ngày 18/7 khi có một người chết não hiến tạng, các chỉ số người cho hòa hợp với bệnh nhân này nên các bác sĩ tiến hành ngay ca ghép tim cho bệnh nhân.

Sau 1 ngày ghép tim, bệnh nhân đã tỉnh và hiện nay đã tươi cười, chào người thân qua kính phòng cách ly;Â có thể ăn uống và vận động tại giường và đang được điều trị bằng liệu pháp kháng sinh và miễn dịch.

PGS. TS Nguyễn Hữu Ước cho biết, như vậy  trong 10 ca được ghép tim từ người chết não tại BV Việt Đức tính đến nay, đã có 3 ca đã tử vong do các nguyên nhân khác nhau, không liên quan đến tim mạch. Các ca còn lại, ca ghép tim lâu nhất là đã được 3 năm và bệnh nhân vẫn có cuộc sống, sinh hoạt khá ổn định tại gia đình. Các bệnh nhân vẫn được tái khám, theo dõi thường xuyên định kỳ.

TS Ước cho biết thêm, ca ghép tim thứ 10 này cách ca ghép tim từ người cho chết não thứ 9 đến 14 tháng bởi trong suốt từng đó thời gian không có bất cứ nguồn cho tạng từ người chết não nào.

Hiện tại khoa vẫn đang theo dõi một trường hợp suy tim, cuộc sống cũng tính bằng ngày ở một người rất trẻ và các bác sĩ cũng đang nỗ lực hết sức để tìm kiếm nguồn tạng hiến để bệnh nhân có cơ hội sống.

“Kỹ thuật ghép tạng Việt Nam đã hoàn toàn làm chủ, với chi phí có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, cái khó khăn nhất là nguồn tạng hiến. Mỗi ngày tại BV Việt Đức có từ 5 - 7 người chết não, trong khi rất nhiều người đang nằm tại viện vì suy gan, suy thận, suy tim… chờ đợi được ghép để thoát khỏi cuộc sống lay lắt, đếm ngược từng giờ đến cái chết. Chúng tôi mong rằng, sẽ có thêm nhiều người dân, xã hội cởi mở hơn với việc hiến tạng từ người chết não để đem lại cơ hội sống cho nhiều người suy tạng khác”, TS Ước chia sẻ.

Hồng Hải

   
Cơ hội mới cho thầy thuốc VN trong phẫu thuật lồng ngực, tim mạch - Ảnh 1

Hội nghị các nhà phẫu thuật lồng ngực và tim mạch Châu Á (ATCSA) năm 2014

Được tổ chức định kì mỗi năm một lần, Hội nghị các nhà phẫu thuật lồng ngực và tim mạch Châu Á (ATCSA) năm 2014 do Việt Nam chủ trì là diễn đàn chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm y khoa mang tầm khu vực và thế giới.

Theo đó, từ ngày 5 – 8/11, Hội nghị các nhà phẫu thuật lồng ngực và tim mạch Châu Á - lần thứ 24 (The 24th ATCSA Congress) với chủ đề “Một châu Á, một trái tim” đã được tổ chức trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị thu hút 1.022 đại biểu tham dự, trong đó có 612 đại biểu trong nước, 410 đại biểu Quốc tế đến từ 30 Quốc gia Châu Á và những chuyên gia nổi tiếng đến từ những nền y tế rất phát triển như Đức, Pháp, Anh, Mỹ, Úc, Áo…

Quang cảnh của Hội nghị các nhà phẫu thuật lồng ngực và tim mạch Châu ÁÂ

Hội nghị này được đánh giá là hội nghị hàng đầu châu Á về khoa học và quản lý của phẫu thuật lồng ngực, tim mạch. Đây cũng là một diễn đàn lớn để các bác sĩ, phẫu thuật viên và người tham dự có thể chia sẻ kinh nghiệm, khám phá, học hỏi thêm những tiến bộ của y khoa trong ngành phẫu thuật tim mạch, lồng ngực.

Hội nghị vinh dự đón tiếp bà Nguyễn Thị Kim Tiến, bộ trưởng bộ Y tế
Trong 4 ngày làm việc, các đại biểu tham dự hội nghị đã được nghe 243 bài báo cáo khoa học đề cập tới nhiều lĩnh vực trong chuyên ngành phẫu thuật tim mạch, lồng ngực. Trong đó, những sẻ chia về kinh nghiệm trong công tác khám, điều trị các bệnh như: Bệnh tim bẩm sinh, bệnh van tim, bệnh cơ tim, bệnh mạch vành, động mạch chủ, phẫu thuật ghép tạng, bệnh lý đa mạch máu, bệnh lý phổi - trung thất, chấn thương vết thương mạch máu, các bệnh lý hiếm gặp… được đề cập, trao đổi với những khía cạnh mới nhất, tiên tiến nhất.
Cùng với đó, các ứng dụng khoa học công nghệ trong chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch, lồng ngực như: Can thiệp thay - sửa van tim qua da, phẫu thuật xâm lấn, can thiệp nội mạch máu, ghép tim và ghép khối tim phổi, sử dụng tế bào gốc, siêu âm nội soi mạch máu, vai trò của cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ trong các bệnh tim bẩm sinh và mắc phải, nghiên cứu cơ bản về gen - tế bào trong phát hiện sớm các bệnh tim mạch cũng được đưa ra trao đổi một cách thẳng thắn, công khai và được các đại biểu tham dự đánh giá cao.

GS.TS bác sĩ Bùi Đức PhúÂ phát biểu tại hội nghị
Tại hội nghị, GS.TS bác sĩ Bùi Đức Phú, chủ tịch Hội phẫu thuật lồng ngực tim mạch Việt Nam, chủ tịch Hội các nhà phẫu thuật lồng ngực và tim mạch châu Á (ATCSA) nhiệm kỳ 2014 - 2015 cho biết: “Hội phẫu thuật lồng ngực và tim mạch Việt Nam được thành lập từ năm 2005 và là một trong những hội y học còn non trẻ. Tuy nhiên, với sự tham gia của đội ngũ y, bác sĩ tài năng, hội đã có những bước phát triển nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu củaXã hội và bắt kịp trình độ của các nước trong khu vực. Hàng năm, hội phẫu thuật tim mạch và lồng ngực Việt Nam đã thực hiện thành công trên 10.000 ca mổ tim, mang lại sự sống và niềm hy vọng cho hàng ngàn bệnh nhân mắc các bệnh liên quan về tim mạch, lồng ngực”.
Cũng theo GS.TS Bùi Đức Phú, Hội nghị các nhà phẫu thuật lồng ngực và tim mạch Châu Á lần thứ 24 (The 24th ATCSA Congress) với chủ đề Một châu Á, một trái tim được tổ chức tại Việt Nam là một vinh dự to lớn của ngành y khoa nước nhà. Đây cũng là cơ hội rất tốt cho các bác sĩ Việt Nam được học hỏi, cập nhật các thông tin mới nhất của nền y khoa thế giới; là dịp để các đồng nghiệp trên khắp thế giới được giao lưu và hiểu biết thêm về thực trạng và trình độ của các thầy thuốc Việt Nam trong lĩnh vực tim mạch, lồng ngực, mở ra các cơ hội hợp tác, phát triển trong tương lai.
   
alt

Tặng quà Trung thu cho bệnh nhi điều trị tại Bệnh viện Việt Đức

Â
Â
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đến thăm, tặng quà Tết Trung thu cho 70 bệnh nhi đang điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)


Sáng 6/9, nhân dịp Tết Trung thu 2014, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cùng Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương Binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến và đại diện Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đã đến thăm, tặng quà cho trẻ em đang điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân chúc mừng những thành tựu đạt được của ngành y tế nói chung và của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức nói riêng trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân; đồng thời khẳng định Bệnh viện là địa chỉ tin cậy của người dân cả nước, là cái nôi của ngành ngoại khoa Việt Nam và không chỉ là nơi khám, điều trị cho bệnh nhân mà còn là nơi đào tạo nhân lực cho ngành y tế.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân mong rằng thông qua chương trình phối hợp giữa Quỹ Bảo trợ trẻ em và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, sẽ có nhiều trẻ được phẫu thuật tim thành công; chúc Bệnh viện tiếp tục phát huy các thành tựu đạt được để thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân; đồng thời phấn đấu trở thành đơn vị có uy tín không chỉ của Việt Nam mà còn của các nước trong khu vực.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã trao 70 suất quà cho các cháu đang điều trị bệnh tại Khoa Phẫu thuật tim mạch và lồng ngực, Khoa nhi của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức là hạt nhân cơ bản của Chương trình "Trái tim cho em" và bắt đầu phẫu thuật cho trẻ thuộc chương trình từ năm 2010.

Từ tháng 1/2011, Bệnh viện bắt đầu tổ chức các đợt khám sàng lọc, tư vấn miễn phí bệnh tim bẩm sinh ở các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Trung bình mỗi năm, Bệnh viện đã tổ chức khám từ 4-6 đợt với tổng số 6.000-7.000 trẻ em.

Riêng năm 2014, các bác sỹ của bệnh viện đã thực hiện 11 chuyến công tác tại bốn tỉnh (Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn và Hải Dương) thực hiện khám sàng lọc bệnh tim bẩm sinh cho gần 10.000 lượt trẻ em.

Tại Bệnh viện, trung bình mỗi năm phẫu thuật cho hơn 100 trẻ bị tim bẩm sinh thuộc các chương trình từ thiện với chi phí tài trợ hàng tỷ đồng.

Từ tháng 4/2014, bệnh viện đã chính thức hợp tác với Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam trong việc tổ chức khám sàng lọc và phẫu thuật điều trị cho trẻ bị tim bẩm sinh của các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Thanh Hóa./.

   
alt

Việt Nam thực hiện ca ghép tim thế giới chưa từng chứng kiến

Việt Nam thực hiện ca ghép tim thế giới chưa từng chứng kiến

(Xã hội) -Â Lần đầu tiên ở Việt Nam, đã có một ca ghép tim cho người bị tim bẩm sinh. Và đặc biệt hơn nữa ở em Phan Thị Tuyến (27 tuổi, ở TP.Yên Bái) – người được ghép tim thứ 11 này – là quả tim nằm bên phải. Kíp phẫu thuật Bệnh viện Việt – Đức đã thực hiện thành công ca ghép tim kỳ lạ, thậm chí chưa từng được ghi nhận trên y văn thế giới này.

Â
  • Â

Ca ghép tim không thể không làm

Khi biết đã chắc chắn có người cho tim để ghép cho bệnh nhân Tuyến, PGS-TS Nguyễn Hữu Ước – Trưởng khoa Phẫu thuật tim mạch, Bệnh viện Việt-Đức – đã suy nghĩ phải ghép quả tim của người cho bình thường ra sao để có thể ăn khớp vào vị trí quả tim cũ có quá nhiều bất thường.

Quả tim đó đã nằm bên phải, lại còn “hội tụ” tất cả dị tật nặng nhất: Thất phải đường ra thể đảo gốc động mạch, thông sàn nhĩ thất toàn bộ, tĩnh mạch phổi lạc chỗ hoàn toàn, hẹp rất khít động mạch phổi. Không chỉ khó, mà việc phẫu thuật trên một cơ thể đeo đẳng bệnh tật suốt 26 năm qua với nhiều lần chết hụt, rất yếu cũng sẽ rủi ro cao.

PGS-TS Nguyễn Hữu Ước: "Đây là ca ghép tim đặc biệt nhất mà tôi thực hiện trong 9 trường hợp vừa qua"

Và đáng nói là đến nay, trên thế giới, chưa có trường hợp ghép tim nào tương tự được cập nhật. Nhưng nghị lực vươn lên của bệnh nhân đã thúc đẩy PGS- TS Nguyễn Hữu Ước quyết tâm dồn sức cứu cô đến cùng. Nhiều buổi trưa ông đã bỏ bữa để phác thảo hàng chục bản vẽ để có thể tìm ra một phương án ghép tối ưu. Phòng làm việc của ông đầy những bản nháp vo tròn. Sự khó khăn của ca ghép như một thách thức đối với nhà phẫu thuật tim hàng đầu này.

Ông không thể thấy một cơ hội có thể cứu mà lại thả tay, dù biết có thể phải thua cuộc. Ông chỉ nói với bố mẹ Tuyến một câu: “Đây là một ca ghép tim đáng làm”. Tuyến bị bệnh tim từ khi mới ra đời. Gia đình đưa em tới tất cả các bệnh viện chuyên khoa tim mạch trong Nam, ngoài Bắc.

Các bác sĩ tim mạch đầu ngành trên cả nước đều đã ghi tên trên bệnh án của Tuyến. Tuy nhiên, các dị tật tim của Tuyến không thể sửa chữa bằng mổ vì quá nhiều, quá nặng. Tuyến chỉ còn cách sống chung với bệnh, được ngày nào hay ngày đó. Vậy mà, mọi người luôn nhìn thấy ở Tuyến không chỉ lạc quan sống, mà một sự tuân thủ điều trị hiếm có. Bệnh nhân cảm nhận được về tình trạng bệnh của mình, tự đo huyết áp, bắt mạch, điều trị bằng thuốc đã được bác sĩ kê đơn và cũng tự liên lạc với thầy thuốc khi xảy ra chuyện, để biết cách xử trí.

Vào học THCS, sức khỏe Tuyến đã kém đi nhiều, bố mẹ khuyên em nghỉ ở nhà, may ra còn có cơ hội sống với người thân. Bởi lúc đó, cô chú đã nghĩ mạng sống của đứa con mình còn quý giá hơn việc đi học. Thế nhưng, Tuyến không những không bỏ học, mà còn học rất giỏi. Tuyến là học sinh chuyên toán, Trường chuyên Nguyễn Tất Thành (thành phố Yên Bái), có mặt trong đội tuyển thi học sinh giỏi của trường.

Rồi Tuyến tiếp tục thi đỗ Đại học Kinh tế quốc dân với số điểm 26,5. Ngày Tuyến xa bố mẹ về Hà Nội học, cô chú không hình dung ra con gái mình sẽ sống ra sao với quả tim lúc nào cũng mong manh như vậy. Thấy Tuyến quyết tâm học, cô chú chỉ còn biết động viên con mình. Rồi đến một ngày, trên giảng đường, khi Tuyến học năm thứ 2, quả tim không còn đập nổi, các bạn đưa Tuyến vào bệnh viện cấp cứu, bác sĩ phải sốc điện cho đập lại.

Ba lần như thế, lần cuối em mới chịu nghỉ học về nhà. Nhưng Tuyến vẫn chưa chịu khuất phục, người đã “siêu” gầy, không tự đi lại được, nằm trên giường, nhưng đã bắt đầu cuộc sống mới bằng cách gia sư cho các em chuẩn bị thi đại học. Tuyến bảo: “Lúc phải nghỉ, em cũng suy sụp lắm, vì sợ phải phụ thuộc vào mọi người mãi. Thế nên phải làm điều gì đó”. Và rồi, 6 học sinh mà Tuyến dạy kèm cũng đều đỗ đại học.

Con tằm nhả tơ mãi cũng hết, sức lực trong con người Tuyến cũng dần cạn, liên tiếp những lần tai biến, lần cuối cùng bị tai biến mạch máu não, Tuyến phải nhập viện để hồi sức. Khi Tuyến được đưa đến Trung tâm Phẫu thuật tim mạch của Bệnh viện Việt – Đức, các bác sĩ đã chỉ định ghép tim – đây là cách duy nhất để cứu sống người bệnh.

Quả tim mới – cuộc đời mớiÂ

Hai lần đầu ghép hụt, vì đến phút cuối thân nhân người cho tim đã thay đổi ý kiến. Lần thứ 3 có người cho, bố của Tuyến cõng cô con gái gầy gò, kiệt sức đến không đi nổi vào buồng bệnh.

20 năm theo đuổi đưa con chữa bệnh, bố mẹ Tuyến đã bán nhà, vay mượn để có tiền cho con có cơ hội sống cuối cùng. Bởi nếu lần này nữa về tay không, có thể Tuyến không trụ được tiếp. Trước giờ mổ, Tuyến lại cười lạc quan với anh Nguyễn Xuân Vinh – điều dưỡng trưởng của khoa Phẫu thuật tim mạch: “Anh Vinh ơi, lần này chắc chắn cơ hội em có. Đây là may mắn của em hơn so với mọi người rồi”. Bố mẹ Tuyến dõi theo bóng con gái, rồi kíp phẫu thuật vào buồng mổ, nhưng ánh mắt không chút buồn rầu. Họ đã có một cô con gái đáng tự hào, đáng đánh đổi tất cả để cứu lấy mạng sống của em.

PGS-TS Nguyễn Hữu Ước là một chuyên gia giỏi về tim bẩm sinh, đồng thời là một phẫu thuật tim kỳ cựu. Tố chất 2 trong 1 đó đã giúp ông có đáp án cho bài toán ghép tim này. Hai điều khó nhất của ca ghép đã được ông thực hiện thành công ngoạn mục: Đảo ngược cuống mạch tim về bên trái cho đúng với cấu tạo của quả tim được ghép, sau đó tạo chân đế để hạ quả tim mới. Quả tim mới sau vài ngày đã đập và bơm được máu trong cơ thể người được ghép.

Thế nhưng quả thận, lá phổi vẫn không hoạt động. Khó khăn này, PGS-TS Nguyễn Hữu Ước cũng đã lường trước. Quả tim mới ghép sống sẽ vực lên, thay đổi gần như hoàn toàn cơ thể. Nhưng cơ thể 26 năm bị bệnh nặng, điều trị nhiều thuốc, nhiều lần chọc lấy máu đã suy kiệt đến cùng. Hồng cầu trong máu cũng biến dạng để thích nghi, chức năng thận, gan rối loạn, không thể phục hồi một sớm một chiều.

Mọi phương tiện hiện đại nhất trong khoa đã được huy động hỗ trợ cho bệnh nhân Tuyến. Một buồng bệnh bình thường kê 7 – 8 giường đã được thu xếp dành riêng cho Tuyến để đảm bảo vô trùng. Thế rồi, quả thận “câm” 1 tháng cuối cùng cũng chịu hoạt động. Ba tháng thở máy, với rất nhiều lần bỏ rồi lại nối vì cơ hô hấp còn yếu, quả tim mới lại ép vào phổi trái khiến lá phổi này còn yếu. Cuối cùng, Tuyến đã cai được máy thở. Cơ chân, cơ tay đã teo vì phải nằm trên giường nhiều ngày cũng đã được nuôi dưỡng hồi phục trở lại.

Tuyến tập co duỗi chân, tập gập cẳng tay, rồi chỉ đôi chân hồng hào cho PV Báo Lao Động xem như bằng chứng việc đã phục hồi hoàn toàn sau ca ghép: “Chân em ngày trước tím tái, gần như đã chết rồi, chứ không trông nhỏ nhỏ thế này đâu”. Hiện nay, Tuyến đang trong giai đoạn phục hồi tốt và có thể ra viện ngay sau dịp nghỉ lễ 2.9. Đã có ai đó hỏi PGS-TS Nguyễn Hữu Ước, những ca mổ tim sau đó sống được bao lâu?

Ông đã trả lời rằng: “Một ca ghép tim, sau đó sống 1 tháng thì đã là thành công về mặt kỹ thuật. Phẫu thuật thành công, chúng tôi đã trả lại bệnh nhân cuộc sống với chất lượng sống thực sự.

Còn thời gian sống của người bệnh kéo dài được bao lâu thì phần lớn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng hợp lý, sinh hoạt điều độ và cân bằng của chính người bệnh”. Với bệnh nhân Phan Thị Tuyến, có lẽ em sẽ là người cảm nhận được rõ nhất sự thay đổi chất lượng cuộc sống đó. Sau những năm bệnh tật triền miên với nhiều lần cấp cứu, tai biến, giờ đây sẽ được thay bằng một cuộc sống khỏe mạnh, bình thường đang chờ đón em.

Các bệnh viện trên cả nước đến nay thực hiện được 11 ca ghép tim, riêng Bệnh viện Việt- Đức đã thực hiện 9 ca. Và đây là ca đặc biệt nhất mà PGS-TS Nguyễn Hữu Ước đã ghép. Không chỉ là sự sáng tạo trong kỹ thuật, chưa từng có trong y văn, ông và các thành viên trong kíp phẫu thuật, chăm sóc sau ghép đã thực hiện được một kỳ tích.

Họ đã viết tiếp câu chuyện về cuộc sống năm thứ 27 của một cô gái nghị lực, lạc quan, tài năng và như điều dưỡng Vinh so sánh: “Cô gái như một cây bonsai quý mọc từ một hạt giống được gieo trên đá, qua bao nắng mưa đã mọc và đứng vững vàng như ngày hôm nay…”

(Theo Lao Động)

   
alt

Khám, tư vấn bệnh tim mạch miễn phí cho 1.345 người dân tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Khám, tư vấn bệnh tim mạch miễn phí cho 1.345 người dân tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh
07:14' 25/08/2014 (GMT+7)

Trong hai ngày 23 và 24/08/2014, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức Hà Nội phối hợp với Sở Y tế Bắc Kạn triển khai chương trình khám, tư vấn miễn phí bệnh tim mạch cho người dân tỉnh Bắc Kạn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Đoàn công tác đã khám cho 1.345 bệnh nhân, siêu âm tim cho 160 bệnh nhân, điện tim cho 300 bệnh nhân. Trong đó, đa phần là người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Làm thủ tục cho người dân đến khám bệnh

 Qua khám sàng lọc đã phát hiện tổng số 36 bệnh nhân mắc bệnh tim, chỉ định phẫu thuật cho 30 đối tượng.

Khám, sàng lọc các bệnh về tim mạch

Thông qua chương trình các đối tượng bị mắc bệnh tim, nhất là trẻ em được phát hiện bệnh sớm từ đó có kế hoạch điều trị, phẫu thuật kịp thời./.

Hồng Hạnh

   
alt

Cứu sống một du khách người Mỹ mắc bệnh hiểm nghèo

Cứu sống một du khách người Mỹ mắc bệnh hiểm nghèo

Các chuyên gia y tế nhận định đây là một thành công có ý nghĩa của hệ thống y tế Việt Nam về mặt chuyên môn cũng như ý nghĩa xã hội.

Các bác sỹ Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức và Bệnh viện Việt Pháp vừa cứu sống một nữ du khách người Mỹ không may mắc bệnh tắc động mạch phổi cấp tính do huyết khối.

Phó giáo sư Nguyễn Hữu Ước - Trưởng khoa phẫu thuật tim mạch và lồng ngực (Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức) cho hay, đây là một bệnh rất cấp tính, hiếm gặp và có nguy cơ tử vong rất cao.

Bệnh nhân C.N. là một nữ du khách 53 tuổi, người Mỹ, với tiền sử bệnh lý khá phức tạp.
Các bác sỹ mổ cấp cứu cho bệnh nhân. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Trước khi đến Việt Nam, bà đã qua thăm Thái Lan và ngay ở đó đã bị ngất, khó thở. Sau khi được sơ cứu, bệnh nhân thấy dễ chịu hơn và tiếp tục chuyến du lịch sang Việt Nam.
Ngày 27/11, ngay khi xuống sân bay Nội Bài, bà C.N. thấy khó thở và đau ngực tăng lên rất nhiều nên quyết định đến bệnh viện.
Sau khi qua một vài cơ sở y tế ban đầu, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Việt Pháp ngày 27/11 với chẩn đoán nghi nhồi máu cơ tim.
Bằng các thăm khám chuyên khoa, các bác sỹ của Bệnh viện Việt Pháp chẩn đoán bà C.N. bị tắc động mạch phổi cấp tính khá nặng do các khối máu đông di chuyển từ tĩnh mạch ở chân phải của bệnh nhân lên tim rồi vào cả hai động mạch phổi.
Qua hai ngày điều trị nội khoa, bệnh của bà C.N. không đỡ và có biểu hiện tiến triển nặng lên, rất nguy kịch và có thể sớm tử vong.
Bệnh viện Việt Pháp đã mời các chuyên gia của Bệnh viện Việt Đức đến hội chẩn, thống nhất chuẩn đoán và quyết định chuyển bệnh nhân sang Bệnh viện Việt Đức để mổ tim hở cấp cứu lấy các khối máu đông ra khỏi động mạch phổi.
Mặc dù bệnh nhân là người nước ngoài, song do tình trạng bệnh quá nặng, nên các thủ tục hành chính được giải quyết rất nhanh, và chỉ sau hơn 2 giờ từ khi ra quyết định, bệnh nhân đã được đưa lên bàn mổ của Bệnh viện Việt Đức ngay trong đêm 29/11.
Ca mổ tuy rất phức tạp, song đã diễn ra khẩn trương trong gần 6 giờ, để hy vọng cứu được tính mạng bệnh nhân. Sau đó, rất nhiều khối máu đông đã được các bác sỹ lấy ra khỏi động mạch phổi.
Diễn biến sau mổ của bệnh nhân tương đối thuận lợi. Sau mổ 3 ngày, bệnh nhân đã hồi phục và rút được máy thở hỗ trợ. Hơn 1 tuần sau mổ, bệnh nhân đã có thể dậy tự đi lại và ăn uống.
Các thăm khám kiểm tra tim phổi cho kết quả rất tốt. Tới ngày 9/12, bà C.N. đã được chuyển sang Bangkok (Thái Lan) tiếp tục điều trị trước khi trở về Mỹ, theo yêu cầu của Công ty bảo hiểm Mỹ. Hiện nay, sức khỏe của bệnh nhân vẫn ổn định.
Các chuyên gia y tế nhận định đây là một thành công có ý nghĩa của hệ thống y tế Việt Nam và của hai Bệnh viện Việt Đức và Việt Pháp, cả về mặt chuyên môn cũng như ý nghĩa xã hội.
Được biết, tắc động mạch phổi nặng cấp tính do khối máu đông là một cấp cứu tim mạch ít gặp và rất nặng, với tỷ lệ tử vong rất cao nếu không được phẫu thuật kịp thời.
Trong gần 10 năm, đây là ca tắc động mạch phổi thứ hai được mổ kịp thời và cứu sống bệnh nhân tại Bệnh viện Việt Đức. Đồng thời đây cũng là các ca mổ cấp cứu tắc động mạch phổi cấp tính đầu tiên ở Việt Nam./.

Theo Thùy Giang/Vietnam+

Â

Â

   
alt

Gần 50 bác sĩ được chuyên gia Pháp đào tạo về điều trị bệnh lý mạch máu

Gần 50 bác sĩ được chuyên gia Pháp đào tạo về điều trị bệnh lý mạch máu

Chị Vũ Thị Xuyến (55 tuổi, là công nhân xây dựng) bị bệnh suy tĩnh mạch chi dưới 10 năm qua. Thời gian đầu, chị chỉ bị nổi gân chân, đau mỏi, khó đứng. Nhưng 2 – 3 năm gần đây, mức độ đau ngày càng tăng, đôi chân bị xuống máu trở nên tím thẫm. Chị đã nhập viện tại BV Việt - Đức (Hà Nội) và may mắn được đoàn chuyên gia Pháp cùng các BS Khoa Phẫu thuật tim mạch - lồng ngực thực hiện can thiệp bằng phương pháp đốt nhiệt tĩnh mạch bệnh lý bằng sóng cao tần.

Với phương pháp này, chị Xuyến có thể đi lại được ngay ngày hôm sau, chứ không phải hậu phẫu dài ngày như phẫu thuật thông thường. Sau khi mổ, PGS - TS Nguyễn Hữu Ước – Trưởng khoa Phẫu thuật tim mạch – lồng ngực đã hướng dẫn hằng ngày chị cần sử dụng tất y khoa. Đôi tất có tác dụng tăng sức ép vào cơ và vào thành tĩnh mạch, tránh tĩnh mạch bị dãn ra nhiều và gây ứ trệ dòng máu trở về tim gây phù, đau chân và chuột rút. Chị nên đi vào ban ngày, lúc làm việc và đi lại nhiều; buổi tối, nghỉ ngơi có thể bỏ ra được.

Chị Xuyến là 1 trong 2 ca bị suy tĩnh mạch được các chuyên gia thuộc BV ĐH Grenoble (Pháp) trực tiếp điều trị tuần vừa qua tại BV Việt - Đức bằng phương pháp đốt sóng cao tần. Ngoài ra, các BS này còn thực hiện 2 ca mổ và 7 ca tiêm xơ khác đối với các bệnh nhân bị bệnh mạch máu tại đây. Đốt bằng song cao tần và tiêm xơ là các kỹ thuật hiện đại nhất hiện nay để điều trị bệnh lý tĩnh mạch. Bằng việc trực tiếp điều trị, kết hợp với các bài giảng về phương pháp khám, siêu âm, chẩn đoán, can thiệp, 4 chuyên gia Pháp – 2 BS phẫu thuật và 2 BS nội mạch máu - đã trao đổi kinh nghiệm với 50 BS đến từ nhiều BV ở Hà Nội và các tỉnh lân cận quan tâm đến lĩnh vực này.

Gần 15 bài giảng của chuyên gia Pháp và Việt Nam tập trung vào những phương pháp mổ và can thiệp mới: Điều trị bệnh lý tĩnh mạch bằng tiêm xơ gây tắc mạch hoặc đốt nhiệt bằng sóng cao tần, làm cầu nối thông động tĩnh mạch trong chạy thận nhân tạo... GS Pierre Desoutter và các giáo sư Pháp đã tặng các đồng nghiệp VN cuốn sách “Siêu âm chẩn đoán bệnh lý mạch máu” – lĩnh vực chuyên sâu còn ít tài liệu giảng dạy hiện nay.

Lớp tập huấn “Tăng cường năng lực chẩn đoán và điều trị bệnh học mạch máu” khóa I này do Hiệp hội quốc tế phát triển tim mạch và Trung tâm đào tạo – chỉ đạo tuyến BV Việt - Đức phối hợp tổ chức từ ngày 17 – 22.11 vừa qua.
   

gigigi

2013-09-12 191209

Tiện ích