Hội nghị lần thứ 12 Hội Phẫu thuật mạch máu châu á (2011)
Shoei-Shen Wang, M.D., Ph.D.
Founding Chairman, Asian Society for Vascular Surgery
(CAO) Theo TTXVN, ngày 15-7, phát biểu tại hội nghị giới thiệu những thành tựu và tiến bộ trong y học, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu đánh giá trong những năm gần đây, ngành y tế đã đổi mới và phát triển không ngừng, đạt được nhiều tiến bộ, thành tựu ngang tầm khu vực và quốc tế.
Bộ trưởng phân tích, hiện nay có nhiều bệnh nhân lựa chọn cách ra nước ngoài khám chữa bệnh, gây tốn kém về kinh phí và thời gian nhưng kết quả nhiều khi không được như mong muốn, trong khi Việt Nam đã có những dịch vụ y tế chất lượng cao ngang tầm khu vực và quốc tế.
Chương trình khám, hội chẩn, can thiệp và phẫu thuật chuyên gia tháng 10
Khoa tim mạch- lồng ngực Việt Đức với sự họp tác quốc tế với các chuyên gia đầu ngành về mạch máu, Bệnh viện vừa tiến hành phẫu thuật và can thiệp mạch cho 07 bệnh nhân trong hai ngày 07/7- 08/7, , dưới sự hỗ trợ của các giáo sư đầu ngành người Pháp thuộc Hội Phát triển phẫu thuật mạch máu Đông Nam Á (AIPCV-ADVASE) và châu Âu (FRCS).
Đây là lần thứ hai, Bệnh viện Việt Đức tiến hành phẫu thuật và can thiệp mạch cho nhiều bệnh nhân cùng một lúc. Can thiệp mạch máu không cần phẫu thuật, đặc biệt ở mạch máu trung tâm và mạch chủ là phương pháp điều trị khó và rất tiên tiến trên thế thế giới, mới được áp dụng ở Việt Nam và chưa phổ biến.
Lần này, đoàn AIPCV-ADVASE sang Việt Nam gồm 02 giáo sư, bác sĩ: Giáo sư Pierre Desoutter – Chủ tịch Hội AIPCV-ADVASE; và GS.Jean-Pierre Becquemin chuyên gia phẫu thuật mạch bệnh viện Henri Mondor Hospital, Paris. Đoàn đã mang theo nhiều trang thiết bị y tế hiện đại để làm từ thiện và tặng lại cho bệnh viện Việt Đức, lần này cùng với các GS, bác sĩ bệnh viện Việt đức đã hội chẩn điều trị cho 20 bệnh nhân và có 07 bệnh nhân được tiến hành phẫu thuật và can thiệp mạch máu cùng với các GS bác sĩ Việt nam, tất cả 07 bệnh nhân được điều trị chỉ phải trả chi phí tương đương với những phẫu thuật thông thường, còn chi phí sử dụng các trang thiết bị y tế hiện đại thì không phải trả.
Với những nổ lực cá nhân Giáo sư Pierre Desoutter – Chủ tịch Hội AIPCV-ADVASE cho biết, đã ký hợp tác với bệnh viện Việt Đức, trường đại học y khoa Hà nội trong thời gian tới sẽ có nhiều bác sĩ Việt nam được tham gia học tập chuyên ngành mạch máu chuyên sâu trong lĩnh vực can thiệp mạch, chẩn đoán và điều trị phẫu thuật các bệnh lý mạch máu tại Pháp và Âu châu.
IPCV-ADVASE là một trong những tổ chức phi Chính phủ, hợp tác với Việt Nam trong suốt hơn 15 năm qua. Riêng đối với Bệnh viện Việt Đức, AIPCV-ADVASE đã giúp đỡ đào tạo nhiều thế hệ Phẫu thuật viên mạch máu và Bác sĩ siêu âm mạch, tổ chức tại bệnh viện Việt Đức nhiều lớp đào tạo phát triển mạch máu cho các tuyến y tế, với giảng viên là các chuyên gia hàng đầu về mạch máu của Pháp, điển hình là GS J. M. Cormier./.
Đó là đánh giá của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trong chuyến thăm và làm việc với Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức sáng nay (ngày 17/5/2011).
Ngày 19/4, khi chúng tôi có mặt tại Khoa Phẫu thuật tim mạch, lồng ngực (Bệnh viện Việt - Đức), bệnh nhân Nguyễn Văn X vừa được ghép tim hôm 15/4 đã hoàn toàn ổn định và đi lại bình thường.
Ca ghép tim đầu tiên do Bệnh viện Việt - Đức tiến hành này rất đặc biệt. Khi gia đình nạn nhân đồng ý hiến tặng, thời gian còn rất ngắn, lại là nhóm máu B nên rất hiếm bệnh nhân có cùng nhóm máu để nhận. Các bác sĩ của Bệnh viện Việt - Đức đã liên lạc đến nhiều bệnh viện để tìm bệnh nhân nhóm máu B cần thay tim, nhưng không có.
Lúc này, PGS.TS. Nguyễn Hữu Ước, Trưởng khoa Phẫu thuật tim mạch, lồng ngực nhớ đến một bệnh nhân từng vào viện cấp cứu vài tháng trước vì suy tim nặng ở Hải Phòng đã phải về nhà, để lập tức liên lạc và đưa ông X. lên Hà Nội. Lúc này, ông X. đã bị suy tim ở giai đoạn nguy kịch, có nguy cơ đột tử cao. Ông X. đã mất ngủ hàng tháng, bỏ ăn, tinh thần suy sụp nặng nề, nên chỉ 1 tháng đã sụt 16kg, phải nằm liệt giường và không thể nói chuyện quá 10 phút. Ngoài ra, ông còn bị suy thận độ 2, nên rất khó lường trước trong việc gây mê, thời gian phẫu, thuốc hậu phẫu.
Cái khó của cuộc phẫu thuật này còn là sự chênh lệch tuổi khá cao giữa người cho và người nhận (gần 30 tuổi), hơn nữa, bệnh nhân được nhận ghép đã ở độ tuổi thường không ghép tim nữa trên thế giới. Vì thế, một số chuyên gia được mời đến đã lắc đầu không tin vào sự thành công của ca phẫu thuật, nhất là lo lắng vì thận có thể càng suy trong quá trình ghép.
Nhưng với quyết tâm cao, các êkip phẫu thuật gồm gần 30 người đã khẩn trương bắt tay triển khai. Do thời gian chuẩn bị gấp gáp, các bác sĩ phải làm toàn bộ xét nghiệm cho bệnh nhân ngay trong đêm: từ máu, phổi, đến da liễu, miễn dịch v.v… để ca mổ bắt đầu đúng dự định.
PGS.TS. Nguyễn Hữu Ước cho biết: "Bệnh nhân cho một số nội tạng nên 4 ca phẫu thuật được tiến hành cùng lúc. Đây là ca đầu tiên ở bệnh viện và là ca thứ 3 trong nước, lại là ca khó, trong khi thời gian bảo quản tim rất ngắn, chỉ 10 phút, càng đặt ra cho các thầy thuốc thách thức rất lớn bên cạnh sức ép tâm lý".
Nhưng với sự chuẩn bị nhiều năm cùng với kinh nghiệm phối hợp tốt trong gây mê, phẫu thuật tim hở nhiều trường hợp nặng, đặc biệt là tay nghề hơn 20 năm của PGS.TS. Nguyễn Hữu Ước, từng được tu nghiệp ở Pháp, ông cùng các cộng sự đã tiến hành cuộc phẫu thuật này thành công ngoài mong đợi chỉ sau 2 giờ đồng hồ. Sau 8 giờ, bệnh nhân đã không phải sử dụng máy thở, thuốc hồi sức và đã hoàn toàn tỉnh táo sau 2 ngày với nhịp tim ổn định đều, huyết áp bình thường. Đến nay, bệnh nhân đã vận động, ăn uống bình thường.
PGS.TS. Nguyễn Hữu Ước cho biết: Hiện bệnh nhân chỉ còn phải kiểm soát tình trạng thải ghép lâu dài như tất cả các tường hợp ghép tạng khác.
Thành công của ca phẫu thuật đánh dấu bước tiến vượt bậc về khoa học của các thầy thuốc Bệnh viện Việt - Đức ở lĩnh vực rất khó khăn là tim mạch, nhất là trong bối cảnh máy móc, trang thiết bị của bệnh viện chưa phải ngang tầm thế giới. Kết quả này đã mở ra cơ hội cho những người mắc bệnh tim mạch ở Việt Nam. Được biết, toàn bộ chi phí cho ca ghép tim này, gia đình bệnh nhân không phải lo, mà do Bệnh viện Việt - Đức chi trả
Thanh Hằng (CAND)
Bệnh nhân ghép tim tại BV Việt Đức được ra viện
TPO - Chiều 13-5, sau 1 tháng được ghép tim tại BV Việt Đức, bệnh nhân N.V.G., 58 tuổi, ở Hải Phòng đã được ra viện. Đây là ca ghép tim đầu tiên tại BV Việt Đức và là bệnh nhân thứ ba trong cả nước được thực hiện phẫu thuật này thành công.
PGS.TS. Nguyễn Hữu Ước, Phụ trách Khoa Phẫu thuật Tim mạch của BV cho biết, hiện bệnh nhân đã hoàn toàn hồi phục, ăn uống sinh hoạt bình thường, chức năng tim tốt, các van tim hoạt động bình thường, không bị khó thở, tình trạng suy thận do suy tim cũng đã được khắc phục.
(PL&XH)- Vừa ra khỏi cổng trường, Th. đã bị hai học sinh ở trường khác lao vào đánh và đâm bằng dao khiến Th. ngất tại chỗ.
Bệnh viện Việt Đức vừa tiếp nhận một bệnh nhân với hội chứng chèn ép tim cấp, mạch nhanh, huyết áp tụt tiếng tim mờ và áp lực tĩnh mạch trung tâm cao. Bệnh nhân trong tình trạng mất máu, có nhiều vết thương ở vùng đầu, ngực, lưng, đùi. Bệnh nhân đã được chuyển đi mổ cấp cứu ngay sau đó.
Bệnh nhân là em Lê Việt Th.,13 tuổi học sinh lớp 8 trường THCS Trần Phú, Bắc Giang. Theo lời kể của gia đình, trước đó khi vừa bước ra từ cổng trường thì em Th., bị hai học sinh lớp 9 học tại trường khác lao vào đánh, đấm rồi cầm dao nhọn đâm túi bụi. Sau khi thấy Th., gục ngã , hai học sinh kia đã bỏ chạy.
Th. được mọi người đưa đến Bệnh viện Đa khoa Bắc Giang cấp cứu trong tình trạng nhiều vết thương nặng trên người. Tại đây, các bác sĩ nghi ngờ vết thương vào tim nên đã chuyển nạn nhân lên Bệnh viện Việt Đức.
P.Châu
Chiều 18/8, ThS Phạm Hữu Lư, Bệnh viện Việt Đức cho biết, bệnh viện vừa mổ cấp cứu thành công cho một bệnh nhân bị 3 thanh sắt dài đâm xuyên ngực.
Đó là bệnh nhân Trần Đức M. (43 tuổi, ở tại TP Nam Định, tỉnh Nam Định) đến cấp cứu trong tình trạng khó thở, mất nhiều máu, nguy hiểm đến tính mạng vì bị đinh ba (loại dùng để đâm cá) đâm thẳng vào lồng ngực, xuyên thấu phổi.
hình ảnh chụp XQ
(NLĐ0)- Bệnh nhân Nguyễn Văn H., 32 tuổi, ở huyện Nam Sách (Hải Dương) bị vỡ tim đã được xuất viện sau gần 2 tháng điều trị.
Trang 4 trong tổng số 4