Bạn đang truy cập: Trang chủ Đào tạo Các bài giảng Quy trình đặt bóng đối xung động mạch chủ

Quy trình đặt bóng đối xung động mạch chủ

Email In PDF.

alt

alt

Bóng đối xung động mạch chủ

  1. Đại cương

Bóng đối xung động mạch chủ (Intra-Aortic Balloon Pumpe) là một dụng cụ cơ học được sử dụng với mục đích làm tăng lượng oxy tới cơ tim đồng thời làm tăng cung lượng tim. Tăng cung lượng tim sẽ làm tăng dòng máu chảy tới động mạch vành, kết quả là tăng vận chuyển oxy tới tế bào cơ tim. Thiết bị này là một quả bóng hình trụ làm bằng polyethylen, nằm trong động mạch chủ, khoảng 2cm, ngay dưới lỗ xuất phát của động mạch dưới đòn trái. Bóng được bơm căng lên trong thì tâm trương làm tăng dòng máu tới động mạch vành và được làm xẹp xuống nhanh trong thì tâm thu, giúp giảm hậu gánh, tăng dòng máu chảy theo động mạch chủ đến các phần xa của cơ thể. Một máy tính kiểm soát hoạt động bơm bóng bằng heli thường được nối với điện tâm đồ hoặc bộ phận nhận cảm áp lực (pressure transducer) ở đầu xa của catheter cho phép làm lệch pha bơm bóng trong thì tâm thu và tâm trương như miêu tả trên đây.

  1. Mục đích

Bóng đối xung động mạch chủ chỉ định với mục đích hỗ trợ tạm thời các tình trạng rối loạn và suy sụp tuần hoàn cho đến khi cơ tim hồi phục hoặc giải quyết được nguyên nhân gây bệnh (như tái thông mạch vành, giải quyết biến cố cơ học…), giảm hậu gánh, giảm tiêu thụ oxy cơ tim đồng thời tăng tưới máu mạch vành để nuôi dưỡng cơ tim. Bóng đối xung động mạch chủ cải thiện chức năng bơm của tim, tăng cung lượng tim thêm 0.5-0.8 L/phút, tăng huyết áp trung bình thêm 30 mmHg mà không tăng nhịp tim.

alt

Đường cong áp lực động mạch chủ khi đặt bóng đối xung động mạch chủ

  1. Chỉ định:
  2. Chống chỉ định:
    Các bước tiến hành:
    1. Hở nhiều van động mạch chủ (từ mức độ ¾ trên siêu âm Doppler)
    2. Phình tách động mạch chủ
    3. Bệnh động mạch đùi chậu hai bên hoặc đã có stent/cầu nối cũ ở đùi chậu
    4. Phồng động mạch chủ bụng
    5. Động mạch chủ đã được đặt Stent Grafts
    6. Rối loạn đông máu chưa được kiểm soát có hiệu quả.
  • Bóng (các loại với các cỡ khác nhau), máy chạy bóng đối xung động mạch chủ (tương ứng với bóng), khí helium để bơm bóng
  • Monitor tại giường có khả năng theo dõi huyết động xâm nhập và nhịp tim
  • Đầu đo áp lực với hệ thống duy trì áp lực, các khóa ba chạc và khúc nối (dài, ngắn) tương ứng.
  • Các trang thiết bị phụ trợ cần thiết khác như trong thủ thuật đặt catheter tĩnh mạch trung tâm và catheter động mạch.
  1. Theo dõi và xử trí tai biến, biến chứng
  • Hội chứng cung lượng tim thấp kéo dài dù đã điều chỉnh nhịp, tiền tải tối ưu và dùng thuốc vận mạch tối đa (phối hợp trên 2 thuốc).
  • Hỗ trợ tạm thời trước khi tái thông động mạch vành bị tắc trong bệnh cảnh sốc tim do nhồi máu cơ tim cấp không đáp ứng với điều trị nội khoa tối ưu.
  • Nhồi máu cơ tim có biến chứng cơ học cấp như hở van hai, thủng vách liên thất làm huyết động không ổn định, tình trạng suy tim dai dẳng, không cải thiện mặc dù đã điều trị nội khoa tối ưu.
  • Hỗ trợ điều trị nhồi máu cơ tim bằng thuốc tiêu sợi huyết.
  • Rối loạn nhịp thất dai dẳng, không đáp ứng với điều trị nội khoa tối ưu bằng thuốc
  • Đau thắt ngực không ổn định, không đáp ứng hoặc đáp ứng ít với  trơ với điều trị thuốc
  • Hỗ trợ tạm thời tình trạng suy tim mất bù trước khi giải quyết nguyên nhân cơ học hoặc ghép tim
  • Hỗ trợ tạm thời chu phẫu cho mổ bắc cầu chủ vành hoặc phẫu thuật ngoài tim ở bệnh nhân có nguy cơ cao.
  • Chống chỉ định tuyệt đối:
  • Chống chỉ định tương đối:
  • Nhân viên y tế: 1 Bác sỹ và 2 Điều dưỡng
  • Phương tiện:
  • Đặt sheath cho bóng đối xung động mạch chủ với kỹ thuật Seldinger tương tự như đặt catheter động mạch với đường vào là động mạch lớn như động mạch đùi, nách, dưới đòn hoặc cánh tay tùy theo kích thước và chiều dài của bóng. Đường dùng thông dụng nhất là từ đùi. Đưa bóng đối xung động mạch chủ (chọn kích thước tùy theo chiều cao của của bệnh nhân) qua sheath vào vị trí 1-2 cm dưới chỗ xuất phát của động mạch dưới đòn trái (nếu từ đùi) khi soi dưới màn tăng sáng hoặc áng chừng vị trí nếu đặt mò tại giường. Chụp Xquang tại giường để kiểm tra vị trí chính xác của bóng. Kết nối với đầu đo áp lực và hệ thống monitor theo dõi huyết động xâm lấn tại giường chuẩn ở mức 0. Cố định sheath và bóng ngoài da.
  • Nối bóng đối xung với máy và hệ thống theo dõi áp lực, bơm khí helium, chọn chế độ kích hoạt bơm theo áp lực động mạch, theo nhịp tim và chế độ (mode) hỗ trợ (1:1-1:3)
  • Điều chỉnh các chế độ bơm bóng và hỗ trợ để tránh tình trạng bơm hoặc xẹp quá sớm hoặc quá muộn và để tối ưu hóa về huyết động.
  • Cố định ống thông ngoài da, kiểm tra vị trí của ống thông và biến chứng khi thăm dò các tĩnh mạch lớn (như tràn khí màng phổi) bằng phim chụp Xquang tim phổi tại giường
  • Duy trì thuốc chống đông liên tục trong ống bằng bơm tráng heparin lúc đầu và định kỳ, duy trì để thời gian aPTT 60-80 giây hoặc ACT từ 1.5-2.0 lần so với chứng.
  • Theo dõi liên tục vận hành của máy, điều chỉnh các chế độ tùy theo thay đổi các thông số huyết động trên lâm sàng.
  • Cai bóng và rút sớm bóng đối xung động mạch chủ khi huyết động đã ổn định hoặc khi đã hết chỉ định.

-Theo dõi sát và diễn giải biến thiên các thông số huyết động để điều chỉnh chế độ bơm cho phù hợp.

- Theo dõi dấu hiệu thiếu máu chi dưới, tình trạng vết chọc động mạch

- Theo dõi tình trạng thông/tắc của bóng

-Theo dõi tình trạng nhiễm trùng tại chỗ và toàn thân.

- Theo dõi công thức máu, chức năng gan thận, bilirubin máu, LDH máu và xét nghiệm đông máu hàng ngày để loại trừ tan máu.

- Những biến chứng liên quan đến kỹ thuật chọc mạch, đẩy bóng và duy trì sau khi đặt bóng đối xung động mạch chủ:

  1. Thiếu máu chi dưới, tắc mạch, hoại tử phải can thiệp ngoại khoa
  2. Chảy máu và các biến chứng khi chọc mạch phải can thiệp ngoại khoa và hoặc truyền máu
  3. Tắc mạch do mảng xơ vữa, tai biến mạch máu não
  4. Biến chứng khi chọc mạch lớn (tụ máu, thông ĐM-TM, tách thành ĐMC)
  5. Rò, đứt, kẹt ống thông
  6. Nhiễm trùng tại chỗ, nhiễm khuẩn máu, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
  7. Tan máu, rối loạn đông máu do giảm tiểu cầu hoặc do heparin

8. Tài liệu tham khảo

  1. Goulon M. et al.: Les urgences. Editions Maloine, 1997, 3eédition.
  2. Krishana M., Zacharowski K. : Principles of intra-aortic balloon pump counterpulsation. CEACCP, volume 9, Issue 1, pp.24-28.
  3. Perrot S. Et al. : Thérapeutique pratique, 14e édition, Éditions Med-line 2004.
 

gigigi

2013-09-12 191209

Tiện ích